Friday, December 6, 2013

KHÚC RUỘT KHÌA

                                           KHÚC RUỘT KHÌA

Nhiều người cha khác luôn mang về nhà những món ngon vật lạ. Cha tôi thì không. Sau khi chia tay nhau, ba mẹ tôi không hề nói với nhau nửa lời.
   Có lẻ vì cuộc mưu sinh của ba tôi quá đổi khắc nghiệt khó khăn. Có lẻ 4 đứa con riêng của ông với người vợ hai đã chiếm mất hết sự yêu thương chăm sóc của ông rồi chăng? Có lẻ cuộc chiến tranh lạnh lâu dài giửa hai ông bà đã khiến ông tin rằng chúng tôi âm thầm theo phe mẹ, phe nghịch! Ông chắc tự nghĩ rằng là con lớn, tôi sẽ phải cố quên ông đi như cái cách mẹ tôi từ nào đến giờ đang làm.
    Thương mẹ, không thể để cảnh nhà trống trải, bề bộn, tôi quán xuyến việc nội trợ như một trưởng nữ giỏi dang có trách nhiệm. Hàng sáng mẹ tôi phát 2 đồng để đi chợ nấu ăn cho cả nhà. Dù chị tôi ít ăn cơm chiều nhưng không khi nào tôi không chừa thức ăn cho chị tôi cả. Để tôi không phải nấu dư cơm, không phải chừa thức ăn cho bà. Mẹ tôi thường nhắc tôi,
“Bửa nay má đi làm ca đêm nghen.”
    Do cái affair của ông không thể đều đặn. Ba tôi phải ngụ lại Cần Thơ qua đêm hay chỉ có một đổi. Hôm ấy, ba tôi ghé lại lúc sáng sớm, sau khi mẹ tôi đã đi làm. Tôi hỏi ngay,
“Chừng nào ba về vậy ba?”
Ông ta buộc miệng cầu nhầu mà không thèm nhìn xuống tôi,
“Chờ “tụi nó” gom tiền chắc tới chiều tối mới xong.”
Ông rút được một số thuốc xịch muỗi và các loại hóa chất diệt côn trùng khác của đơn vị- Quân Y Viện Cộng Hòa. Khỏang một tháng ông ta chuyển cho các tiệm thuốc trừ sâu ở Cần Thơ bằng xe đò Hiệp Hưng quen thuộc và rồi chính ông phải xuống để nhận tiền. Tôi hiểu ông không hài lòng “tụi nó” vì phải chờ. Tôi cũng hiểu ra rằng trưa nay tôi phải cố làm một điều gì đó cho ông vui, rằng ông ta phải ở lại đây qua buổi trưa. Tôi hình dung ngay đến việc mua cho ông hai chai bia Larue khổ lớn- cái gu của ông và nhất là tôi phải làm cái gì cho ông ấy nhâm nhi. Trong túi tôi chỉ có số tiền đi chợ ấy, 2 đồng. Trong nhà không có sẳn một món gì cho bất cứ ai ăn thêm, đậu phọng, một vài con khô, một nhúm tôm khô, một ít củ kiệu…Tôi nhủ thầm,
“Trong khi ra chợ, ta chọn cái thứ gì ngon miệng, rẻ tiền cho ba nhắm trưa nay mới được.”
Đi chợ hơn nửa năm nay tôi biết giá gần hết giá của các loại thức ăn thông thường. Các bà bán hàng cũng nhẳn mặt cái thằng nhóc con, mặc quần xà lỏn đen, cái áo sơ mi ngắn củn cởn, tay cầm cái túi “bàn”. Cả hai phía đều thông cảm nhau. Tôi không kêu ca mắc hay rẻ. Tôi tự nhủ,
“Chả nhẻ mấy dì mấy bác ấy bán mắc cho mình?”
Tôi chưa bị mẹ tôi rầy la vì mua món này thiếu, món nọ bị cân non,
“Chẳng lẻ nào mấy bác ấy cân thiếu khi bán cho thằng nhóc như ta 1 lạng thịt hay 3 lạng đậu hủ hay sao?”
   Hôm ấy tôi ra chợ với một tinh thần khác biệt, mua một món đồ nhắm cho ba tôi. Mặt mài tươi tỉnh, tôi hỏi bà Chín Mập,
“Bác ơi, một người ăn chừng bao nhiêu gram ruột khìa vậy bác?”
Bà Chín bật cười,
“Bà lủm một kí mới vừa bụng lận con trai.”
Tôi thộn mặt ra,
“Dạ không đâu. Ý con là để nhâm nhi một mình há.”
Vừa kéo cái dao chặt thịt dầy mo vào thanh thép mài nghe rợn óc, bà hỏi lại,
“Cho ai nhấm vậy con?”
“Dạ cho ba con.”
Buông cây dao xuống cái thớt thịt,
“Mèn đét ơi. Thôi con cầm cái khúc ruột ngắn dư này nè về đi. Biết phải làm sao không?”
Bà Chín trỏ tay về phía quầy bán đồ gia vị và căn dặn tôi mua mỗi thứ một ít thôi và hỏi người bán cách khử mùi, cách “ướp” cho vừa thơm và vừa miệng.
Mừng rở vì không phải tốn tiền, tôi nói lia lịa,
“Dạ cảm ơn bà Chín. Con về hỏi Dì Út kế bên nhà. Con làm được mà.”
    Hăm hở vui vẻ trên đường về, tôi nghĩ đến việc ba tôi vừa uống một ngụm bia, vừa nhai ngon lành khúc ruột khìa thơm lừng vừa miệng đựơc tôi đặt trên cái đĩa kiểu vừa, với những lát dưa leo mỏng sắp chung quanh và vài khoanh cà chua đỏ thắm.

     Hai anh em tôi sẽ vui lắm đây. Hôm nay ba tôi ăn cơm ở nhà và hôm nay ba tôi không hề “kèm nhèm” gì về mẹ tôi cả. 

NƯỚC MẮM KHO QUẸT

                                    NƯỚC MẮM KHO QUẸT

Đang tuổi lớn, chuyển lên sống ở xứ lạnh, học khuya và không có tí hàng bánh gì suốt ngày như chúng tôi, thì hỏi làm sao mà tụi tôi không đói bụng cồn cào đến nổi không thể nào ngủ được cơ chứ.
    Tiền cơm tháng chỉ cho chúng tôi ăn được hai chén đầu có thức ăn mà thôi. Bà Bảng chủ nhà hay nấu thịt đông, canh rau đay, trứng chiên- có trộn bột và da heo-, tàu hủ sốt cà hoặc cá ba thú chiên dòn- ngon tuyệt! Từ chén thứ ba, chúng tôi dành nhau vét dĩa, tô cái gì có trên bàn. Chai nước mắm bữa ăn nào cũng bị “khai thác” gần như cạn kiệt. Khổ nổi 5 thằng chúng tôi còn chơi bóng rổ nữa chứ. “Đói ơi là đói!” Trọng Thỏ rên rỉ thường nhất. Đức Cống thì ra đầu ngỏ mua snack. Hoàng Cận thả bộ đâu đó “kiếm gì bỏ bụng”. Có khi Luận Già ra bưu điện tỉnh lảnh “măng đa”về với một quảy chuối nhỏ. Chúng tôi xơi tuốt tuột trong vòng vài phút như một đàn khỉ đói lâu ngày.
   Ba Luận Già có lần lên thăm và mang lên một bịch xôi lớn- mẹ của anh ta những tưởng để con mình ăn dần trong tuần. Chúng tôi “đợp’ cái bịch to tướng đó trong chớp mắt. Vậy khi nào “vả” quá, chúng tôi đành mang tập vở ra, nhai đỡ “cái chữ” cho đỡ đói. Chính vì bữa cơm nào cũng được chúng tôi “tận hưởng” 100% cho nên bà Bảng không có một cơ hội nào để nuôi heo“tăng gia sản xuất” như các người chủ nhà khác. Thằng Hậu Bào tiếu lâm,
   “Đến nổi con chuột, con gián còn sống không nổi chứ nói gì đến chuyện nuôi heo- cơm hả!? không còn một hột.”
Trọng Thỏ chêm thêm,
  “Cái Thu- con gái của bà Bảng- khỏi cần rửa chén, sạch bon!”.
Nồi cơm tháng đầu còn ít cơm cháy. Từ tháng thứ hai, ngày nào nồi cơm cũng “sạch đáy”. Hét Quắn chỉ cười hì hì còn tôi thì đang cố tìm ra một “giải pháp”.
    Vật giá ngày một đắc đỏ và thế nên thức ăn bà chủ nhà nấu ngày càng ít đi. Chất lượng càng giảm bớt đi và theo tỷ lệ nghịch, chúng tôi càng đói nhiều hơn, thường xuyên hơn. Như một vị cứu tinh, Trọng Cọp đến rủ chúng tôi đi thu hoạch chuối, khoai ở vườn nhà Bác của nó. Khi nó tri hô lên “Chạy”, chúng tôi mới biết là nó đã rủ chúng tôi đi ăn trộm. Băng Cần Thơ chúng tôi đi “hành sự” hàng cuối tuần. Hằng đêm, ăn chuối ăn khoai suốt mấy tháng liền, chúng tôi đâm ra ngán ngẩm. Khi ấy, tôi vừa có một sáng kiến.   
      Một tối nọ, trời mưa rả rít, tôi chờ mấy thằng - không phải trong băng Cần Thơ- ngủ hết, tôi mới bật mí với thằng Hậu Bào.
      “Tụi mình đột kích ra phía sau, mày cố mở ổ khoá của cái ‘chạng’ lấy gạo nấu cháo, còn tao lo đồ ăn mặn nghe?!”
Thằng Hậu không một chút do dự ra tay ngay. Nó khoái chuyện gì có ít nhiều mạo hiểm. Thật khẽ, trong bóng tối, nó làm tròn nhiệm vụ khá dễ dàng như một tay đạo chích. Tôi nhờ nó thắp sáng để tôi tìm những “vật liệu” cho cái món mặn tôi đã hứa.“Trước hết là: tóp mở. Ngày nào bà Bảng chẳng chiên xào, ngày nào bà ta chẳng thắng mở chứ?” tôi tự nhủ thế khi tay tôi sờ nhẹ nhẹ các lọ, hủ và lon mở.
Kế là lọ tiêu, phải có đủ tiêu mới được. Đường thì loại gì cũng được cả” tôi tuyên bố như thế. Trong khi chụm củi cho nồi cháo trắng, có mấy thằng hơ ấm, thằng Hậu Bào giúp tôi tìm thứ tôi đang cần. Tôi trổ tài như đang biểu diển trước ống kính truyền hình, nhuyển nhừ và dứt khoát. Tôi cứ nêm đi nếm lại nhiều lần cho đến lúc gật gù đắc ý. Trước hết, tôi cho tóp mở vào xoong, bớt lửa. Tôi khuấy đôi đũa đều đều cho các tóp mở chảy hết mở, giòn cháy đều. Tôi cho nước mắm vào nhẹ nhàng, không để nó văng bắn ra ngoài.
“Khuấy hoài chi vậy Thành Xì?”
Có tiếng hỏi tôi. Tôi lên giọng của một thợ bếp,
“Cho thắm đều, cho vừa ăn vậy mà. Khổ lắm hỏi hoài!”
Tôi cho đường vào, từng muỗng, quậy, nếm liên tục cho đến lúc nước mắm xệt lại. Tôi rút bớt củi, dụi thanh củi cháy vào phần tro bếp- tôi nhìn thấy mẹ tôi làm như vậy mỗi khi bà sắp muốn bớt lửa. Cuối cùng, tôi rắt tiêu lên đều khắp mặt xoong khi mà nồi cháo trắng cũng sắp chín nhừ. Tôi chợt nhớ ra một thứ tuyệt hảo. Tôi gọi đích danh,
“Hét Quắn ra phía sau nhà nè, bên cạnh khóm rau có một chòm “lá dứa”. Ngắt vài lá vào đây.”
Hắn nhẹ nhàng mở cửa sau, lách ra ngoài và vô tình để cho một ngọn gió lạnh lùa vào phía chúng tôi đang ở phía trong ấm áp.
Tôi khoanh sơ mấy cái lá dứa rồi dìm vào nồi cháo khuấy lên nhè nhẹ. Mùi thơm toả ra khiến bọn nó thèm chịu không nổi. Khi ấy có lẽ hơn nửa đêm rồi.
       Bưng nồi cháo lên nhà, Hét Quắn kêu thằng Hải Bầu và Đức Cống thức dậy. Hải Bầu trân trối nhìn cái xoong rồi hỏi,
“Cái quái gì thế?”.
“Đặc sản miền tây đấy! ‘Nước Mắm Kho Quẹt’ có ăn không thì bảo?”
Đức Cống thay mặt tôi để trả lời. Hải ta nếm thử và kêu lên,
“Úi giời ơi! Sao nó ngon thế!”
Dưới ánh đèn neon, cái xoong trông thấy tuyệt làm sao. Tép mở mầu nâu xậm đều khắp mặt xoong. Tiêu được rắt đều tạo ra những đốm nâu đen. Nhưng khoảng nước mắm khô quánh lại cũng tạo ra màu nâu, nâu cam có bọt đốm trắng của muối cô lại. Mùi nước nắm Phan Thiết đặt thù toả lên cái không gian nhỏ nhắn đáng yêu của chúng tôi.

  Cái xoong có giá trị như một món cao lương mỹ vị mắc tiền của bọn nhà giàu. Giá mà tôi có ghi lại được hình ảnh đấy, tôi có thể được giải nghệ thuật đấy. 

VỀ NGHỈ TẾT

                                                    VỀ NGHỈ TẾT

 Buổi tối đêm ấy ấm cúng lên nhờ cái đống lửa trại trước sân nhà. Củi đốt là những thứ chúng tôi đã mang ra từ lúc xế chiều. Theo truyền thống bất thành văn của học sinh xa nhà ở đây, tôi châm lửa đốt hết sách vỡ vừa học xong.
   Tôi mang đàn ra trong khi chúng nó đứng chung quanh. Tôi bắt đầu chương trình văn nghệ ngẫu hứng bằng bài hát nổi tiếng: của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, “Ly rượu mừng.”
“…Từ nơi xa xa, có bà mẹ già từ lâu mong con mắt vương lệ nhoà. Chúc bà một sớm quê hương. Bước con về hoà nỗi yêu thương. Há ha ha hà…”
Tôi hát vang theo khúc hát ý nghĩa ấy và đôi mắt tôi cũng cảm được từ ngữ rất tượng hình, ý nghĩa ấy “mắt vương lệ nhoà”. Có ai mà không cảm động chứ?.
    Trời quá nửa đêm khi buổi lửa trại kết thúc. Trời lạnh căm khi ánh lửa cuối cùng tắc đi. Chúng tôi vô nhà và tự mỗi đứa nỗi lên ngọn lửa trong lòng. Thằng nào cũng vở lẻ là chăn mền chưa kịp khô. Ngồi co ro, bó gối cho đở lạnh, tôi bắt đầu buổi trò chuyện cuối năm, chờ sáng,
   “Khi tao về đến nhà, thế nào má tao cũng luộc cho một nồi hột vịt lộn.”
Thuận Què, với cái giọng ồ ề, ráo quảnh, tiếp theo ngay:
“Ông bà già tao chắc đổ bánh xèo cho cả xóm ăn quá.”
“Thôi tụi mình ra bến Ninh Kiều ăn bánh cống đi.” Trọng Thỏ nói lớn.
“Tao thèm một con vịt quay quá chừng.” Phúc lùn thống thiết kêu lên.
“Tao phải vô trong ruộng để phụ vói ông bà già. Có thằng nào theo tao về dưới chơi không? Tao dắt đi bắt chim , đuổi chuột, tát đìa đã lắm”. Hét quắn lên tiếng.
Bổng có tiếng nhỏ nhẹ của Bác Luận:
“Tôi phải phụ bà già nấu xôi hàng sáng.”
Có tiếng cười khúc khích của ai đó:
“Có xôi gà hông Bác Luận? Tụi tui ghé lại ăn một bụng rồi đi tiếp.”
“Điệu này chắc tụi mình thức tới sáng quá. Có gì ăn không tụi bay, tao đói muốn xỉu rồi nè.”
     Thiếp đi từ lúc nào không hay, nhưng khi giật mình thức giậy, tôi nhận ngay ra trời khoảng gần giờ đi học. Tôi la to,
 “Dậy đi thôi! Đi về. Đi về. Đi về nè!”
Tuấn- Phương Lâm- và Hải Bầu- Dốc Mơ- rủ nhau về trước. Thằng Đức Cống, khoác trên vai một cái xách tay nhẹ tưng, lửng thửng đi theo. Nó chào chung hết cả nhà, giọng nói vang vang:
“Tớ về trước nhé. Qua Tết này, tớ ở lại nhà luôn rồi. Ở trên này vui mà cực khổ quá. Thằng Thành Xì dành ăn hết nên nó to béo ra. Tớ ngày càng gầy còm. Mẹ tớ chắc nhìn tớ không ra đâu.” 
   Mặc xác nó, chúng tôi đều biết nó nói đùa. Thằng Điệp và Bác Luận đi theo Đức Cống ra bến xe Bảo Lộc. Băng Cần Thơ có cái cách riêng. Chúng tôi nấu nước chè xanh uống thay cho bửa ăn sáng. Chờ đến khi có chuyến xe đầu tiên từ Đà Lạt về, khoảng hơn 9: 30, chúng tôi rời nhà. Đứng chung một nhóm, chúng tôi mong có một xe còn đủ chỗ trống ghé rước cả băng chúng tôi. Sau vài chuyến đầy khách chạy vụt qua, có một xe bốc băng tụi tôi lúc gần 10 giờ rưởi. Dù bụng dạ cồn cào, tay chân bủn rủn, tôi thấy như đang bay về nhà. Chiếc xe chứa đầy hành khách như chúng tôi chứa đầy niềm hân hoan- về nhà với một thành tựu, một món quà lớn.
    Tại quán cơm ở Định Quán, vì hơi trể bửa, mọi hành khách ăn cơm rất ngon. Băng chúng ăn nguyên một quày chuối cũng rất ngon. Đường về Sài Gòn hôm ấy  dài ra. Chúng tôi xuống bến xe Petrus Ký lúc 4 giờ rưởi. Đón ngay xe về Cần Thơ, trong chúng tôi không có đứa nào có cảm giác đói mệt. Thay vào đó là cái cảm giác sắp được đón chào, sắp được yêu thương hơn. Đoạn đường về Cần Thơ cũng như thể cố tình kéo dài ra hơn, cố tình khiến chúng tôi sốt ruột hơn, giờ về đến nhà trể hơn và bửa cơm tối sẽ ngon nóng hơn. Mọi thứ, mọi người chung quanh sao thật hờ hững, vô tình. Không có ai để ý tới chúng tôi nếu chúng tôi không có mang vác trên vai một bao trà to tướng. Có người hỏi tôi trổng lốc,
“Trà này ở đâu vậy?”
“Ở Bảo Lộc.” tôi cũng cộc lốc trả lời.
“Bảo Lộc là ở đâu vậy?” người hành khách ngồi cạnh tôi thắc mắc.
Tôi có dịp khoe cái nơi tôi đang học, quảng cáo cái trường thương yêu của tôi.
“Gần Đà Lạt đó! Tụi tui học ở Nông Lâm Súc Bảo Lộc, về ăn tết. Số trà này là quà tặng của trường, mỗi đứa một bao, mười gói trà sen, Đỗ Hữu.”
    Tại bến phà Cần Thơ, nhìn những ánh đèn bên kia sông Hậu Giang được rọi sáng bởi ánh trăng rằm tháng chạp, mặt sông như được giác đầy vàng, tôi cảm thấy như thêm sức sống. Tôi muốn nhảy xuống sông, bơi qua, chạy một mạch tới nhà. Cả xóm tôi sẽ ngạc nhiên khi nghe tiếng kêu thảng thốt của tôi:

    “Má ơi con về đây.”

XUAN YEU THUONG- Kim Thuyen- Age 6


Sunday, October 20, 2013

CHỊU ĐỰNG

                                                  CHỊU ĐỰNG

Một hôm, ba của Lâm Phèn một nông dân chuyên trồng nho, đen đúa như một người dân tộc, từ Tháp Chàm Phan Rang vào thăm nó với một số tiền mặt khá lớn.           Hai cha con xuống Sài Gòn bằng xe bus nhưng họ đã trở về với một chiếc Honda Dam cũ ba nó vừa mới mua cho nó.
    Lấy trong cái giỏ sách tay ra, Lâm Phèn khoe với tôi cái thứ mà tôi hằng khao khát, một cái máy cassette mới tinh. Đêm đó hai cha con họ ngủ rất ngon và dĩ nhiên họ đã không hề hay biết bao nhiêu trăm giọt nước mắt buồn tủi đã tuôn trào từ hai mắt tôi lên cái gối và bao nhiêu lần tôi phải cắn răng thật chặt để không phải bật ra tiếng nấc nghẹn. Lâm Phèn chắc đang mơ đến ngày ra trường để về lại Phan Rang làm việc. Còn tôi ư? Cũng đã như thường khi, tôi mơ đến ngày tôi được nhìn thấy mọi người bên giòng họ 2 bên nghênh đón 2 mẹ con tôi trở về lại quê hương.
    Sáng hôm sau đó, sau tiển ba nó ngoài xa lộ đón xe về quê, nó mang về phòng 2 ổ bánh mì thịt. Thân thiện và lịch sự, nó trao tay tôi một ổ bánh mì,
“Ăn sáng đi Thành Xì.”
Nó mời tôi và tin là tôi vui vẻ nhận lời. Tôi lạnh lùng đáp,
“Tao quen nhịn buổi sáng rồi. Mày cứ ăn đi.”
Ngạc nhiên lắm, nó giải thích nhỏ nhẹ rằng,
“Ông già dặn mua ít gì ăn sáng cho Thành đó.”
Tôi nghiêm giọng lại cũng để giải thích, có phần hơi thậm xưng ,
“Ba năm học trên Bảo Lộc lạnh và đói, tao đã có ăn sáng bao giờ đâu!”
Nó nghẹn họng. Nó không biết phải nói gì nữa và biết không thể thuyết phục được tôi, nó cũng phải đành nhịn không ăn ổ bánh mì kia luôn cho đến bửa cơm trưa. Trong lúc ăn chung mâm cơm với nó, tôi giải thích,
“Tao đã quen nhịn đói rồi. Tao thấy không cần phải thay đổi cái thói quen tốt này, phải hông mậy?”     
Lâm Phèn cố làm ra vẻ tự nhiên nhưng tôi tin rằng nó không thật sự tin là tôi nói thật lòng. Trên đường trở về nhà trọ, khoát tay lên vai nó, tôi vổ về,
“Thôi quên chuyện đó đi.”
Đầu tuần nó cùng thằng bạn gốc Phan Rang đi xuống ĐH Bách Khoa Phú Thọ lúc 4 giờ rưỡi. Tôi âm thầm đạp xe rời nhà trước đó một tiếng đồng hồ. Nó đèo một thằng cùng quê theo đường xa lộ, còn tôi một mình đạp xe ra ngỏ cầu Bình Lợi. Dù ở chung phòng, chúng tôi có nhiều điều không chung nhau. Nó học thuộc lòng, tôi thì không. Nó ngủ sớm, tôi thì không. Nó có bố thương yêu lo lắng, tôi thì không. Nó không có một ư tư phiền muộn gì với hai họ nội ngoại, còn tôi thì có nhiều không kể siết. Nó đã chẳng có nỗi vất vả nào hồi trung học NLS, còn tôi thì có khá nhiều.
   Tôi tin vào sức học và tin rằng tôi sẽ vượt qua mọi khó khăn trong đời. Ngược lại, nó không tin lắm vào khả năng của nó để vượt qua hằng năm học. Tôi tin vào việc mầy mò học từ vựng, tôi có thể đọc hiểu chút ít các tài liệu bằng tiếng Anh. Nó hòan tòan chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Cái máy cassette được ba nó tin rằng sẽ giúp nó học nhưng cái máy đó đã khiến tôi thèm thuồng và nghẹn ngào mỗi khi nhìn thấy nó. Lâm phèn tế nhị nhận ra điều ấy nên nó đã cất kỹ cái máy mới tinh đó ở dưới đáy rương.
    Một sáng nọ, đang làm bài tập Hóa, tôi thấy nó rón rén ra cổng. Dù đang dồn hết tâm vào các note ngoằn nghèo tôi đã ghi được ngày hôm trước, tôi đã nghe được tiếng động ngoài cổng rào. Rón rén bước vào, Lâm Phèn nhẹ nhàng ngồi xuống tựa lưng vào cái tường nhà kế bên, trên tay cầm 2 ổ bánh mì. Nó thỉnh thỏang nhìn về hướng cửa sổ và sau một đổi chậm chạp ăn một ổ. Nó trông ra vẻ e ngại bị tôi bắt gặp.
  Thằng con ngoan như nó có vẻ sợ bị ba nó rầy vì nó hơi gầy. Thằng thanh niên như nó không thể kham nỗi sự thiếu chất dinh dưỡng trong 2 bửa cơm tháng sinh viên hàng ngày. Hôm qua đi học ở Phú Thọ về, cả hai đứa tôi mất thêm sức lực. Nó chạy chiếc Honda còn tôi đạp xe. Sáng nay nó đói cồn cào còn tôi đã chế ngự được cơn đói từ 3 giờ sáng đến khi ấy. Nó có quyền ăn bất thứ gì nó thèm ở ngoài kia. Thay vì vậy, nó mang về 2 ổ bánh mì. Nó có thể thản nhiên mời tôi một ổ. Nó lẻ ra nên nhún vai tự nhiên ăn luôn cái ổ bánh mì kia sau khi tôi từ chối. Nhưng nó đã không làm như thế. Tôi đóan rằng nó vừa ăn vừa nghĩ ngợi,
“Làm sao ta có thể một mình ăn sáng được khi mà Thành Xì tỉnh bơ ngồi học. Làm sao ta cũng có thể làm được như hắn thế nhỉ?”
  Tôi cũng thầm nghĩ,
“Làm sao ta có thể kể cho hắn nghe chuyện ăn cắp khoai trên Bảo Lộc và những lần chịu nhịn đói trên đường về Cần Thơ nhỉ?”
   Lâm Phèn có thể biết tôi đang làm gì và đang nghĩ gì. Nhưng có một điều nó không thể nào biết về tôi: “sự chịu đựng”, cái mà tôi đã chỉ có được sau 3 năm học trên Bảo Lộc.   

Thursday, July 4, 2013

THE POWER OF EDUCATION- MICHELLE OBAMA

In a moderated conversation, Mrs.Obama said she knows first-hand the power of education.

“I was a girl who grew up on the south side of Chicago.
My parents didn’t have much money, but they invested in my education," Michelle Obama explained.
"And they invested in my education as equally as they did my brother, there was no different bar.
And as a result of that training and preparation I have had opportunities, and I am sitting here right now as the first lady of the United States of America because of education.”

Monday, July 1, 2013

SONY by KITTY

                                        SONY
She was born into happiness in Saigon in 2003.
Her real name is Thien Nhi Ngoc Nguyen.
Her mother and father were young and busy working.
She was sent to live with her grand mother in Rach Gia who taught her about the importance of education and cared for her in every possible way.
She was later sent back to her parents and younger brother.
She is in 4th grade this year.
She is beautiful but calm and quiet.
She is my cousin.
                                         Kitty, RG, Jul 2, 13

Mrs. OBAMA SAID

Mrs. Obama said her father struggled to pay for her education.
"That’s why, day after day, I made sure I did everything in my power to make him proud," she said.
"So I got up early to study. I stayed up late doing my homework.  And despite my efforts, there were still plenty of people who doubted whether a girl from my humble background       had what it took to succeed."

Mrs. OBAMA

         Mrs. Obama shook the girl's hands and hugged many of them as she left.

Thursday, June 20, 2013

HUMANITY

Rohingya minority children look out through a window of a bus after they were rescued by Thai authorities in Songkhla province, southern Thailand, Jan. 11, 2013.
Nearly 700 boat people from Myanmar's beleaguered Rohingya minority were rescued from alleged human traffickers in two separate raids near Thailand’s southern border.

NANNIES IN LIVE-IN CAREGIVER PROGRAM IN CANADA

Tuesday, June 18, 2013

CON NGOAN NGỦ RIÊNG- Obedient kid sleeping alone

      
        

Sắp lên 3 tuổi, vâng lời ba, bé Canon đã ngủ riêng.
About 3, taking dad’s advice, young Canon slept alone.
Bà nội rất muốn cháu ngủ chung với bà.
His grandma really wanted him to share her bed.
Lắt đầu, nó trả lời bà,
Skaking his head, he replied,
-        Con lớn rồi, con phải ngủ riêng chứ.
-        Growing up now, I’d better sleep alone.
Sau ba đêm một mình ngủ trong phòng riêng, nó tỏ vẻ ưu tư, chững chạc như một thanh niên mới lớn.
After 3-alone sleeping- nights, he seemed to be a grown up.
Một sáng sớm, nó bước vào khi có một mình mẹ dọn phòng. 
One early morning, he entered his parents’ room while his mom was alone making bed.
Nó đảo mắt nhìn quanh phòng.
He looked around the room.
Không thấy ba, nó cất tiếng hỏi mẹ,
Not seeing Dad, he asked his mom,
-        Hồi tối ba ngủ ở đâu vậy mẹ?
-        Where did he sleep last night, Mom?
Ôm nó vào lòng, xoa đầu nó, mẹ nó trả lời,
Embracing him, rubbing his head, then she replied,
-        Ba đã ngủ ở đây với mẹ.
-        He slept here with me.
Nhìn vào mắt mẹ nó thắc mắc,
Looking into his mom’s eyes, he wondered,
-        Ba nói con lớn rồi phải ngủ riêng. Sao ba lớn rồi mà còn ngủ chung với mẹ?
-  He said, “I have to go to bed all by myself. Why does he, a grown man, sleep with you?”
Mẹ nó mỉm cười chửa thẹn,
Avoiding shyness, she smiled at him.
-        Tại vì ba không ngoan như con. Trẻ con ngày nay ngoan ngỏan hơn cả người lớn nữa, phải không con?
-        “He is not as obedient as you are. The kids nowadays are more obedient than the grown ones, don’t you think so?”
Nó hài lòng bước ra khỏi phòng để khoe với Bà nội.
Feeling pleased, he stepped out to show his grandma the compliment.
-        Grandma, mẹ mới khen con ngủ riêng.
-        Grandma, Mom’s just praised me for my alone sleeping.

Thursday, June 13, 2013

HEATHER WHITESTONE- KITTY

MY GRAND MA- Kitty- on her grand ma's birthday

                            MY GRAND MA 

   There are a lot of big things of my grand ma which not many other women can do the same.
     When my grand pa died, my dad was not one year old yet. My grand ma loved him very much and cared for him in every possible way. Since then, she has been alone to support her two children, my dad and my uncle. It was very hard for her to go to college with 2 young children. Her little salary was not enough for every day expenses.
    When my papa was in his third year of college, my grand ma became Vice-chief of the Provincial Trade- Union and my mommy was in love with him in fascination.
   When I was born, my papa didn’t even know that she bought him a piece of land. She understood that my papa would be very happy in a new home. When my sister was born, she retired. Unfortunately, she had a severe accident last year.
    Today is her birthday. What I write down is just a small gift for her.

                                                          Rach Gia, Jun 14, 2013
                                                                                                   Kitty
                                                  Happy birthday, grand ma!


WHEN YOU TELL ME THAT YOU LOVE ME

Saturday, May 25, 2013

MUSIC IS MAGIC

Twenty-five-year-old Rick Aggeler says he discovered early in life that music is magic.
He says: "Music made me feel like anything was possible."
At the age of seven, a medical condition required him to have a brain operation.
It also prevented him from playing sports.
So his mother suggested that he learn to play drums instead.
He says: "I started playing drums with Ronit Glick.
She was my elementary teacher.
I remember just the joy it brought to me.
It was my favorite thing.
Sixth grade was a new school and I had a hard time getting along with all the kids.
And Ms. Glick just took me in and I had so much fun at the program.
It just felt great all the time.
"Rick Aggeler graduated from the Berklee College of Music in Boston, Massachusetts, in 2007.

Thursday, May 2, 2013

Kids Learn More From Wordless Picture Books Than Picture-Vocabulary Books


Children hear more complex language from parents when they read a storybook with only pictures compared with a picture-vocabulary book,
according to a new study published the latest issue of the journal First Language.


THE LITTLE PANIST- 2

NEARSIGHTEDNESS

Researchers writing in the May issue of Ophthalmology say kids who get a little outdoor recess time at school have a reduced risk of developing nearsightedness.
This study  found when children are required to spend more time outdoors, their risk of nearsightedness is reduced.
Results from the study showed fewer children became nearsighted or shifted toward nearsightedness in the school that required outdoor recess,
compared with the control school.

Playing Outside Helps Reduce Nearsightedness In Children