NƯỚC MẮM KHO QUẸT
Đang tuổi lớn, chuyển lên sống
ở xứ lạnh, học khuya và không có tí hàng bánh gì suốt ngày như chúng tôi, thì hỏi
làm sao mà tụi tôi không đói bụng cồn cào đến nổi không thể nào ngủ được cơ chứ.
Tiền cơm tháng chỉ cho chúng tôi ăn được
hai chén đầu có thức ăn mà thôi. Bà Bảng chủ nhà hay nấu thịt đông, canh rau đay,
trứng chiên- có trộn bột và da heo-, tàu hủ sốt cà hoặc cá ba thú chiên dòn-
ngon tuyệt! Từ chén thứ ba, chúng tôi dành nhau vét dĩa, tô cái gì có trên bàn.
Chai nước mắm bữa ăn nào cũng bị “khai thác” gần như cạn kiệt. Khổ nổi 5 thằng
chúng tôi còn chơi bóng rổ nữa chứ. “Đói ơi là đói!” Trọng Thỏ rên rỉ thường nhất.
Đức Cống thì ra đầu ngỏ mua snack. Hoàng Cận thả bộ đâu đó “kiếm gì bỏ bụng”. Có
khi Luận Già ra bưu điện tỉnh lảnh “măng đa”về với một quảy chuối nhỏ. Chúng tôi
xơi tuốt tuột trong vòng vài phút như một đàn khỉ đói lâu ngày.
Ba Luận Già có lần lên thăm và mang lên một
bịch xôi lớn- mẹ của anh ta những tưởng để con mình ăn dần trong tuần. Chúng tôi
“đợp’ cái bịch to tướng đó trong chớp mắt. Vậy khi nào “vả” quá, chúng tôi đành
mang tập vở ra, nhai đỡ “cái chữ” cho đỡ đói. Chính vì bữa cơm nào cũng được chúng
tôi “tận hưởng” 100% cho nên bà Bảng không có một cơ hội nào để nuôi heo“tăng
gia sản xuất” như các người chủ nhà khác. Thằng Hậu Bào tiếu lâm,
“Đến nổi con
chuột, con gián còn sống không nổi chứ nói gì đến chuyện nuôi heo- cơm hả!?
không còn một hột.”
Trọng Thỏ chêm thêm,
“Cái Thu- con
gái của bà Bảng- khỏi cần rửa chén, sạch bon!”.
Nồi cơm tháng đầu còn ít cơm
cháy. Từ tháng thứ hai, ngày nào nồi cơm cũng “sạch đáy”. Hét Quắn chỉ cười hì
hì còn tôi thì đang cố tìm ra một “giải pháp”.
Vật giá ngày một đắc đỏ và thế nên thức ăn
bà chủ nhà nấu ngày càng ít đi. Chất lượng càng giảm bớt đi và theo tỷ lệ nghịch,
chúng tôi càng đói nhiều hơn, thường xuyên hơn. Như một vị cứu tinh, Trọng Cọp đến
rủ chúng tôi đi thu hoạch chuối, khoai ở vườn nhà Bác của nó. Khi nó tri hô lên
“Chạy”, chúng tôi mới biết là nó đã rủ chúng tôi đi ăn trộm. Băng Cần Thơ chúng
tôi đi “hành sự” hàng cuối tuần. Hằng đêm, ăn chuối ăn khoai suốt mấy tháng liền,
chúng tôi đâm ra ngán ngẩm. Khi ấy, tôi vừa có một sáng kiến.
Một tối nọ, trời mưa rả rít, tôi chờ mấy
thằng - không phải trong băng Cần Thơ- ngủ hết, tôi mới bật mí với thằng Hậu Bào.
“Tụi mình
đột kích ra phía sau, mày cố mở ổ khoá của cái ‘chạng’ lấy gạo nấu cháo, còn
tao lo đồ ăn mặn nghe?!”
Thằng Hậu không một chút do dự
ra tay ngay. Nó khoái chuyện gì có ít nhiều mạo hiểm. Thật khẽ, trong bóng tối,
nó làm tròn nhiệm vụ khá dễ dàng như một tay đạo chích. Tôi nhờ nó thắp sáng để
tôi tìm những “vật liệu” cho cái món mặn tôi đã hứa.“Trước hết là: tóp mở. Ngày
nào bà Bảng chẳng chiên xào, ngày nào bà ta chẳng thắng mở chứ?” tôi tự nhủ thế
khi tay tôi sờ nhẹ nhẹ các lọ, hủ và lon mở.
Kế là lọ tiêu, phải có đủ tiêu
mới được. Đường thì loại gì cũng được cả” tôi tuyên bố như thế. Trong khi chụm
củi cho nồi cháo trắng, có mấy thằng hơ ấm, thằng Hậu Bào giúp tôi tìm thứ tôi đang
cần. Tôi trổ tài như đang biểu diển trước ống kính truyền hình, nhuyển nhừ và dứt
khoát. Tôi cứ nêm đi nếm lại nhiều lần cho đến lúc gật gù đắc ý. Trước hết, tôi
cho tóp mở vào xoong, bớt lửa. Tôi khuấy đôi đũa đều đều cho các tóp mở chảy hết
mở, giòn cháy đều. Tôi cho nước mắm vào nhẹ nhàng, không để nó văng bắn ra ngoài.
“Khuấy hoài chi vậy Thành Xì?”
Có tiếng hỏi tôi. Tôi lên giọng
của một thợ bếp,
“Cho thắm đều, cho vừa ăn vậy mà. Khổ lắm hỏi hoài!”
Tôi cho đường vào, từng muỗng,
quậy, nếm liên tục cho đến lúc nước mắm xệt lại. Tôi rút bớt củi, dụi thanh củi
cháy vào phần tro bếp- tôi nhìn thấy mẹ tôi làm như vậy mỗi khi bà sắp muốn bớt
lửa. Cuối cùng, tôi rắt tiêu lên đều khắp mặt xoong khi mà nồi cháo trắng cũng
sắp chín nhừ. Tôi chợt nhớ ra một thứ tuyệt hảo. Tôi gọi đích danh,
“Hét Quắn ra phía sau nhà nè, bên cạnh khóm rau có một
chòm “lá dứa”. Ngắt vài lá vào đây.”
Hắn nhẹ nhàng mở cửa sau, lách
ra ngoài và vô tình để cho một ngọn gió lạnh lùa vào phía chúng tôi đang ở phía
trong ấm áp.
Tôi khoanh sơ mấy cái lá dứa
rồi dìm vào nồi cháo khuấy lên nhè nhẹ. Mùi thơm toả ra khiến bọn nó thèm chịu
không nổi. Khi ấy có lẽ hơn nửa đêm rồi.
Bưng nồi cháo lên nhà, Hét Quắn kêu thằng
Hải Bầu và Đức Cống thức dậy. Hải Bầu trân trối nhìn cái xoong rồi hỏi,
“Cái quái gì thế?”.
“Đặc sản miền tây đấy! ‘Nước Mắm Kho Quẹt’ có ăn không
thì bảo?”
Đức Cống thay mặt tôi để trả
lời. Hải ta nếm thử và kêu lên,
“Úi giời ơi! Sao nó ngon thế!”
Dưới ánh đèn neon, cái xoong
trông thấy tuyệt làm sao. Tép mở mầu nâu xậm đều khắp mặt xoong. Tiêu được rắt đều
tạo ra những đốm nâu đen. Nhưng khoảng nước mắm khô quánh lại cũng tạo ra màu nâu,
nâu cam có bọt đốm trắng của muối cô lại. Mùi nước nắm Phan Thiết đặt thù toả lên
cái không gian nhỏ nhắn đáng yêu của chúng tôi.
Cái xoong có giá trị như một món cao lương mỹ
vị mắc tiền của bọn nhà giàu. Giá mà tôi có ghi lại được hình ảnh đấy, tôi có
thể được giải nghệ thuật đấy.
No comments:
Post a Comment