VỀ NGHỈ TẾT
Buổi tối đêm ấy ấm cúng lên nhờ cái đống lửa
trại trước sân nhà. Củi đốt là những thứ chúng tôi đã mang ra từ lúc xế chiều.
Theo truyền thống bất thành văn của học sinh xa nhà ở đây, tôi châm lửa đốt hết
sách vỡ vừa học xong.
Tôi mang đàn ra trong khi chúng nó đứng
chung quanh. Tôi bắt đầu chương trình văn nghệ ngẫu hứng bằng bài hát nổi tiếng:
của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, “Ly rượu mừng.”
“…Từ nơi xa xa, có bà mẹ
già từ lâu mong con mắt vương lệ nhoà. Chúc bà một sớm quê hương. Bước con về
hoà nỗi yêu thương. Há ha ha hà…”
Tôi hát vang theo khúc hát ý
nghĩa ấy và đôi mắt tôi cũng cảm được từ ngữ rất tượng hình, ý nghĩa ấy “mắt vương
lệ nhoà”. Có ai mà không cảm động chứ?.
Trời quá nửa đêm khi buổi lửa trại kết thúc.
Trời lạnh căm khi ánh lửa cuối cùng tắc đi. Chúng tôi vô nhà và tự mỗi đứa nỗi
lên ngọn lửa trong lòng. Thằng nào cũng vở lẻ là chăn mền chưa kịp khô. Ngồi co
ro, bó gối cho đở lạnh, tôi bắt đầu buổi trò chuyện cuối năm, chờ sáng,
“Khi tao về đến nhà, thế nào má tao cũng
luộc cho một nồi hột vịt lộn.”
Thuận Què, với cái giọng ồ ề,
ráo quảnh, tiếp theo ngay:
“Ông bà già tao chắc đổ
bánh xèo cho cả xóm ăn quá.”
“Thôi tụi mình ra bến Ninh
Kiều ăn bánh cống đi.” Trọng Thỏ nói
lớn.
“Tao thèm một con vịt quay
quá chừng.” Phúc lùn thống thiết kêu
lên.
“Tao phải vô trong ruộng
để phụ vói ông bà già. Có thằng nào theo tao về dưới chơi không? Tao dắt đi bắt
chim , đuổi chuột, tát đìa đã lắm”. Hét
quắn lên tiếng.
Bổng có tiếng nhỏ nhẹ của Bác
Luận:
“Tôi phải phụ bà già nấu
xôi hàng sáng.”
Có tiếng cười khúc khích của
ai đó:
“Có xôi gà hông Bác Luận?
Tụi tui ghé lại ăn một bụng rồi đi tiếp.”
“Điệu này chắc tụi mình
thức tới sáng quá. Có gì ăn không tụi bay, tao đói muốn xỉu rồi nè.”
Thiếp đi từ lúc nào không hay, nhưng khi
giật mình thức giậy, tôi nhận ngay ra trời khoảng gần giờ đi học. Tôi la to,
“Dậy đi thôi! Đi về. Đi về. Đi về nè!”
Tuấn- Phương Lâm- và Hải Bầu-
Dốc Mơ- rủ nhau về trước. Thằng Đức Cống, khoác trên vai một cái xách tay nhẹ tưng,
lửng thửng đi theo. Nó chào chung hết cả nhà, giọng nói vang vang:
“Tớ về trước nhé. Qua Tết
này, tớ ở lại nhà luôn rồi. Ở trên này vui mà cực khổ quá. Thằng Thành Xì dành
ăn hết nên nó to béo ra. Tớ ngày càng gầy còm. Mẹ tớ chắc nhìn tớ không ra
đâu.”
Mặc xác nó, chúng tôi đều biết nó nói đùa.
Thằng Điệp và Bác Luận đi theo Đức Cống ra bến xe Bảo Lộc. Băng Cần Thơ có cái
cách riêng. Chúng tôi nấu nước chè xanh uống thay cho bửa ăn sáng. Chờ đến khi
có chuyến xe đầu tiên từ Đà Lạt về, khoảng hơn 9: 30, chúng tôi rời nhà. Đứng
chung một nhóm, chúng tôi mong có một xe còn đủ chỗ trống ghé rước cả băng chúng
tôi. Sau vài chuyến đầy khách chạy vụt qua, có một xe bốc băng tụi tôi lúc gần 10
giờ rưởi. Dù bụng dạ cồn cào, tay chân bủn rủn, tôi thấy như đang bay về nhà.
Chiếc xe chứa đầy hành khách như chúng tôi chứa đầy niềm hân hoan- về nhà với một
thành tựu, một món quà lớn.
Tại quán cơm ở Định Quán, vì hơi trể bửa, mọi
hành khách ăn cơm rất ngon. Băng chúng ăn nguyên một quày chuối cũng rất ngon. Đường
về Sài Gòn hôm ấy dài ra. Chúng tôi xuống
bến xe Petrus Ký lúc 4 giờ rưởi. Đón ngay xe về Cần Thơ, trong chúng tôi không
có đứa nào có cảm giác đói mệt. Thay vào đó là cái cảm giác sắp được đón chào,
sắp được yêu thương hơn. Đoạn đường về Cần Thơ cũng như thể cố tình kéo dài ra
hơn, cố tình khiến chúng tôi sốt ruột hơn, giờ về đến nhà trể hơn và bửa cơm tối
sẽ ngon nóng hơn. Mọi thứ, mọi người chung quanh sao thật hờ hững, vô tình. Không
có ai để ý tới chúng tôi nếu chúng tôi không có mang vác trên vai một bao trà
to tướng. Có người hỏi tôi trổng lốc,
“Trà này ở đâu vậy?”
“Ở Bảo Lộc.” tôi cũng cộc lốc trả lời.
“Bảo Lộc là ở đâu vậy?” người hành khách ngồi cạnh tôi thắc mắc.
Tôi có dịp khoe cái nơi tôi đang
học, quảng cáo cái trường thương yêu của tôi.
“Gần Đà Lạt đó! Tụi tui
học ở Nông Lâm Súc Bảo Lộc, về ăn tết. Số trà này là quà tặng của trường, mỗi
đứa một bao, mười gói trà sen, Đỗ Hữu.”
Tại bến phà Cần Thơ, nhìn những ánh đèn bên
kia sông Hậu Giang được rọi sáng bởi ánh trăng rằm tháng chạp, mặt sông như được
giác đầy vàng, tôi cảm thấy như thêm sức sống. Tôi muốn nhảy xuống sông, bơi
qua, chạy một mạch tới nhà. Cả xóm tôi sẽ ngạc nhiên khi nghe tiếng kêu thảng
thốt của tôi:
“Má ơi con về đây.”
No comments:
Post a Comment