Friday, April 27, 2012

DẠY CON- TEACHING KIDS

Ai nấy      cho        rằng việc dạy con là khó.
Everyone thinks    that   teaching kids is hard .
nhưng tôi không tin như vậy
but I         don’t believe so
vì tôi có      một cách riêng      mà đến nay nó còn khá hữu hiệu.
‘cause I have my own way      which has been rather effective.
Tôi  đã viết thư  để bảo nó cố ăn nhiều  cho mau lớn.
I     wrote letters to ask him to eat more to grow up fast.
Nó đã ăn       hết một chén cơm hàng bửa.
He ate            a whole bowl of rice up every meal
Từ Úc trong khỏang 5 tháng,     tôi đã gửi nó 16 bức thư
khi mà nó vừa được 2 tuổi rưỡi.
From Australia, during about 5 months, I sent him 16 letters
when he was just 2 years and a half.
Trong giờ tôi nghỉ giải lao, tôi chợt đã nghĩ ra một cách để dạy nó tiếng Anh.
In        my break time,   I suddenly thought of a way to teach him E.
Tôi đã gọi nó,
I     called him,
“Hello, Canon?”
Thằng bé, hơn 4 tuổi, học Anh Văn khỏang nửa năm, đã trả lời,
He, a bit older than 4, learning English for about half a year, replied.
“Hello, Daddy.”- “Chào Ba”
Tôi hỏi thật tự nhiên,
I asked him naturally,
“What are you doing?”
“Con đang làm gì đó?”
Thằng bé  đã không chần chờ,
The child  didn’t hesitate,
“I’m watching T.V”
 “Con đang xem T.V”
Tôi hỏi tiếp,
I went on,
“What’s your Mom doing?”
“Mẹ con đang làm gì?”
Lần này nó   khựng lại vài giây,
This time he paused a few seconds.
“Tắm…nói sao ba?”
“How to say “tắm” in English, Dad”
“To have a shower.”
Tôi đã nhắc lại câu hỏi và tôi bất ngờ hạnh phúc, khi tôi nghe,
I  repeated the question and suddenly I felt happy when I heard.
She’s having a shower.”
Mẹ con đang tắm.”

VIẾT THƯ CHO MẸ


    Mẹ tôi từ Rạch Giá phải đi học ở tận Hà Nội.
Mồ côi cha sớm, hai anh em tôi xem dượng Bảy như cha.
Một chiều nọ, biết hai đứa tôi, đang học lớp 3 lớp 4, vừa làm xong bài tập, dượng Bảy bảo hai đứa tôi,
“Mẹ tụi con học xa, rất nhớ nhà. Nếu nhớ thương mẹ, cố viết thư thăm hỏi mẹ đi.”
Không ai bảo ai, hai đứa tôi tìm chổ ngồi để viết thư cho mẹ.
Dượng Bảy đi đi lại lại, không để ý đến cái chúng tôi viết.
Ông ấy có vẻ muốn xem cái cách hai đứa tôi ngồi viết.
Im lặng, không có ai nghe một tiếng động.
Sau hơn 50 phút sau, dượng Bảy tằng hắng và lên tiếng,
“Thôi được rồi. Tụi con ngoan lắm. Chắc mẹ con vui và đem thư ra khoe và cùng cả lớp học cho mà xem.”
Dượng Bảy âm thầm cho 2 tờ giấy tập học trò anh em tôi vừa viết xong vào một phong bì và nói nhỏ nhẹ,
“Hồi đi học xa nhà, cái mà dựơng Bảy mong đợi nhất chính là thư.” 
  Hơn mười ngày sau, ở Hà Nội, mẹ tôi nhận được bức thư đó.
Bà và nhiều người đóan thầm rằng bà sẽ đọc to lên cho cả lớp nghe,
“Mẹ yêu thương hoặc Kính thưa mẹ.”
Nhưng chúng tôi đã viết như thế này,
“Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
      Độc lập- tự do- hạnh phúc”
Dù nghe nhiều tiếng cuời nhưng ai cũng thấy mẹ tôi đưa tay gạt 2 giọt nước mắt.


ĐỘI BÓNG RỔ- 2

         Cần Thơ có hai trường tiếng Hoa lớn- Thọ Nhơn và Đức Trí- cùng nằm trên đại lộ Hòa Bình. Sân trường cũng là sân bóng rổ. Đi ngang qua, lúc nào người ta cũng thấy có học trò tập chơi bóng. Bóng rổ là môn thể thao bắt buộc. Mỗi lớp là một đội. Các đội thi đấu hàng năm để tranh giải. Các trường tranh giải tứ hùng hoặc nhân một dịp lễ lộc gì đó.
    Phùng Trương có cái thú chạy xe Honda vòng vòng ngắm nghía quán xá, cây cảnh ở trên những con đường này cho đến mấy cô gái đang đi trên đấy. Nó thích thú với cái nét lên rổ của anh chàng cầu thủ này và cũng rất mê các nét mặt, cái nụ cười của cô gái nào đó mà nó bắt gặp. Bóng rổ là một phần lớn trong đời của Phùng Trương. Còn tôi ư? Bóng rổ giúp tôi tự tin hơn, nhanh nhẩu hơn và hấp dẩn hơn và việc tôi chơi khiến mẹ tôi hảnh diện. Bà khoe với lối xóm rằng:
“Thằng Thành nhà tôi chỉ lo học và ham chơi bóng rổ thôi.”
Có một bà hàng xóm đáp trả ngay:
“Bà thật có phước. Thằng con nhà tôi không những chỉ không lo học mà còn lo phá làng phá xóm.”
    Việc tôi xin đi xem người ta chơi bóng rổ cũng khiến mẹ tôi vui lòng nữa. Tối tối sau khi học xong bài vở, tôi xin mẹ tôi ít tiền để uống sữa đậu nành hoặc nước sâm hoặc xin phép bà đi đến sân bóng rổ trường Thọ Nhơn ngồi xem cho đến 10 giờ.
   Có một lần, Tuấn Lùn- một tay chơi khá trong đội- bị bệnh. Chúng tôi, cả thảy 5 đứa đến nhà thăm nó với cái tinh thần: “Một con ngựa đau, cả tào không ăn cỏ.” Phùng Trương che miệng cười mím chi:
“Thằng Tuấn có em gái đẹp lắm.”
Ai đó lên tiếng,
“Vậy nếu em nó xấu xí, chắc mầy không đến thăm đâu phải không?
Thằng Bình Đen nhanh miệng thêm vào:
“Tao khoái đến thăm nó vì thể nào cũng có bánh ăn cho mà xem. Lò làm bánh mà!”
Tôi nghiêm túc hỏi cả bọn:
“Nhưng ai vào nhà thưa chuyện đây? Thằng Trương, đội trưởng hay là ai?”
Có tiếng xen vào, có ý chọc tôi,
“Thằng nào chơi dở nhất làm đại diện.”
“Phải đấy, phải đấy! Thằng Thành chơi dở nhưng ăn nói hay lắm.”
Thế nên, tôi phải cố trấn tỉnh bước lên bật tam cấp và cất tiếng gọi,
“Tuấn ơi!”
        

Nhiều cách diển tả "I love my Mommy."

I love my Mommy=
I am in love with my Mommy=
My Mommy is whom I love=
My Mommy is loved by me=
My love is for my Mommy=
I love no oneelse but my Mommy=
The only one I love is my Mommy=
What I give my Mommy is my love=
It's obvious that I love my Mommy=
That I love my Mommy is obvious=
Among those who love my Mommy is me=
I am among those who love my Mommy.

DON'T KILL THE WORLD

Tuesday, April 24, 2012

GENIUS BABY

CHA TÔI

Nếu tôi có một phép mầu, tôi chỉ ước sao cho cha tôi sống lại.
Cha tôi đã không có những cái mà người đã cố gắng cho chúng tôi.
Điều lớn nhất là sự hy sinh của cha tôi. Vì là một nhà giáo nghèo ở một vùng cao nguyên lạnh vắng này, không kiếm đủ tiền cho gia đình và anh tôi học, cha tôi đã lén vào rừng làm lao công cho một nhóm người khai thác gỗ lậu.
Thoạt đầu cha tôi giấu chúng tôi. Khi mẹ tôi dặn hỏi nhiều lần, ông ấy đã thú nhận. Tháng đầu tiên cha tôi làm vào những ngày cuối tuần. những tháng sau đó, ông làm 6 ngày một tuần và rồi ông ấy phải làm đến 7 ngày- 12 giờ một ngày. Mỗi tối khi về đến nhà, lén mẹ tôi. Cha tôi bỏ chút ít tiền vào con heo đất của hai đứa tôi. Ông nhẹ nhàng hâm nóng đồ ăn buổi chiều và cố ăn hết những thứ mà chúng tôi chừa lại. Thỉnh thoảng ông viết  thư thăm anh tôi hoặc xem xét tập vỡ của tôi vào lúc rạng sáng.
Một đêm tôi chợt tỉnh giấc vì nghe tiếng rên rỉ. Tôi rón rén ra khỏi giường và đau đớn nhận ra rằng cha tôi đang cố gắng băng bó vết thương khá xâu ở bắp chân. Từ ngày hôm sau đó, cha tôi đi khập khiễng như một thương binh. Cả nhà cố ngăn cha tôi không đi “làm” nữa. Nhưng cứ đến nửa đêm, cha tôi âm thầm đạp xe vào rừng cho đến tờ mờ sáng mới trở về - có khi đến tận sáng hôm sau.
Trước hết cha tôi trả được món nợ cái đã khiến cho cha mẹ tôi ray rức nhiều năm nay. Sau đó, cha tôi đã gửi tiền cho anh tôi đóng học phí – một Đại học bán công ở Tp. Hồ Chí Minh. Mẹ tôi đã dắt tôi xuống dưới đó thăm ảnh. Và mẹ tôi đã có thể tính đến việc sửa sang lại căn nhà tồi tàn từ khoản tiền cha tôi kiếm được. Tôi còn nhỏ quá nên chỉ biết thầm ước có ngày thành một ca sĩ, kiếm được kha khá tiền để gánh vác phụ cha tôi. Mẹ tôi yếu đuối vì bệnh tật và sự lo toan quá đổi khiến mẹ tôi mất ngủ nặng.
    Cha tôi ngày càng gầy yếu, ở tuổi 54, làm việc nặng nhọc suốt đêm. Sau này tôi mới biết rằng họ mướn cha tôi vì ông ấy kín miệng, chịu khó và uy tín. Ông ta không hề kể cho ai nghe ông đã làm gì trong rừng vào ban đêm và ông làm việc cho ai. Ông chưa hề hé môi than vãn, chưa hề yêu cầu chúng tôi điều gì và đặc biệt hơn cả là cha tôi chưa hề nghỉ một ngày nào cho đến cái đêm hôm ấy…

Thursday, April 19, 2012

CỦ KHOAI THỐI

Thử hình dung những cơn giận dữ của ta như những củ khoai.
Mỗi lần giận, ta bỏ vào túi một củ. Ngày càng nhiều dần, chúng dần thối đi.
Nếu ta không biết bỏ qua lỗi lầm của người khác, cứ giận họ mãi, ta chẳng có lợi ích gì.
Họ cũng chẳng vì ta giận họ mà mập hay ốm đi. Còn phần ta ư? khác nào ta phải mang theo túi khoai vừa thối vừa nặng.
Nếu biết bỏ qua, ta sẽ có nhiều bạn. Ta không còn phiền lòng vì túi khoai thối ấy.  
 

Wednesday, April 11, 2012

A picture- questions

1. What is the cat doing?
2. What is it that the cat is eating ?
3. Who gave it to the cat?
4. Where is it?
5. How big is it?
6. Have you ever tried it before?
7. In your country, can you find it?
8. How much is it in your country?
9. Can you make it by yourself?
10. Is it popular in your country?

QUESTIONS- from the pictures


1. Who are they?
2. Where are they?
3. Where are they from?
4. How old are they?
5. What are   they doing ?
6. Whar are   they doing with the laptop computer?
7. How does she look?
8. How does  he  look?
9. What is    she looking  at?
10. What is   he looking  at?
11. How do they feel now?
12. How do you  feel about them?
13. How do you feel  about the picture?
14. What is the relation ship between them?
15. Do you have a laptop computer like theirs?
16. Do you think that they are playing games?
17. At what age, do you think kids should use laptops?
18. How long everyday, should kids operate laptops?
19. If you have laptops, which programs do you use?
20. If you have freetime, what do you do with laptops?