Wednesday, April 24, 2013
Tuesday, April 23, 2013
Monday, April 22, 2013
TRONG LỚP HỌC ẤY
Trời bổng bừng sáng phía hàng cửa sổ. Hoa Quỳ vàng tươi trỗi lên cao như tô điểm cho hàng cây Bách Tùng xanh mượt. Hoa trên hai hàng cây Muồng lá nhỏ chợt chuyển sang vàng rực rỡ như chính thức chứng minh,
“Đây mới thật là Hoàng Hoa Lộ.”
Hai màu xanh lá cây- màu Thủy Lâm của tôi- và màu vàng- màu Canh Nông của nàng- hòa quyện vào nhau tuyệt hảo làm sao đâu, đầm ấm làm sao đâu, hởi người?! Có ai đã định đặt trước hay chăng, người đeo bảng tên vàng đang ngồi trước mặt tôi- người đeo bảng tên xanh, đang rực lửa trong lòng.
Có ai đấy đã gọi tôi từ Cần Thơ lên đây học để gặp nàng ngay trong những ngày đầu bở ngỡ. Ai đấy đã cố tình đưa băng Cần Thơ chúng tôi ở trọ ngay trên dốc nhà nàng. Ôi, có như thế người ta mới tin vào số mệnh, có như vậy người ta mới yêu thích cuộc sống hoặc chán chường oán giận nó. Chợt tôi nghe tiếng chim đâu đó ríu rít, thôi thúc, chọc ghẹo tôi. Tôi mường tượng ra một khúc hát nho nhỏ rối lớn lần lên,
“Trời uơm nắng cho mây hồng…mây qua mau..em nghiên sầu…còn mưa xuống như hôm nào…”
Bậm môi, nắm rất chặt cây viết, hơi rung rung, tôi mở tờ giấy đôi bài tập của nàng ra. Tôi đưa cây viết đến góc dưới bên trái nơi tôi chọn để viết ra điều gì đấy. Tôi nghĩ ngay đến mẹ tôi người âm thầm dõi theo từng giờ phút tôi học ở đây. Tôi nghĩ ngay đến những tháng thật gian nan phía trước mặt. Tôi nhớ đến năm cuối cùng. Tôi rùng mình vì cái kỳ thi vào một ngưỡng cửa đại học, thật cao to, thật khủng khiếp. Tôi lại nhớ ra một câu tôi đã nghe ai đó kể lại,
“Tình yêu trong thuở học trò chỉ để làm thơm tho sách vỡ.”
Tôi tự vấn,
“Dẩu sao ta phải cho nàng biết ta là ai chứ?!”
Cẩn thận, rất nắn nót, tôi đã viết chính xác như thế này,
“Để làm một kỷ niệm.
Lương Ngọc Thành- Thủy Lâm 71”
Cố trấn tỉnh như không có việc gì vừa xảy ra cả, tôi gộp mấy bài của mấy thằng ngồi cùng bàn với tôi để nộp cho cô Thành. Nín thở để theo dõi từng cử chỉ của cô, tôi tự trấn an rằng,
“Chắc cô không nhận ra đâu.”
May thay không ai nhận ra điều tày đình tôi đã làm. Tôi lại tự hỏi,
“Ngộ nhỡ cô nhận ra thì sao?”
Tôi lại tự trấn tỉnh và dặn lòng rằng,
“Cứ tiến ngay lên bàn cô, khoanh tay nói nhỏ với cô,
“Thưa cô em xin lỗi vì đã quá dại khờ, bồng bột…”
TÔI XƯNG HÔ THẾ NÀO
Dù rất ít được bố mẹ anh em dạy bảo, ít đọc sách dạy làm người, tôi không mắc lỗi trong khi xưng hô vì tôi thấy không có khó khăn gì để xưng hô cho đúng cách.
Tôi có một cô học trò người Mỹ- Lynn- một giáo viên dạy tình nguyện tại trường Cao Đẳng Cộng Đồng Kiên Giang. Tôi có tâm để dạy cô ta tiếng việt và tôi có dịp để nhận ra cái tế nhị khó khăn trong cách người Việt xưng hô. Một hôm đến học sớm, Lynn chào bà xã tôi:
“Chào cô!”
Tôi tươi cười hỏi cô giáo người Mỹ học tiếng Việt ấy:
“Em gọi như vậy là trúng rồi. Em có bao nhiêu nghĩa ‘cô’ trong tiếng Việt Nam không?”
Sau khi lắng nghe tôi giải thích xong, Lynn lè lưởi rụt cổ lại tỏ vẻ lo ngại.
Tôi được chọn làm đại diện nhà trai cho đám hỏi cưới của đứa cháu. Lần đầu trong cái trò lạ lẩm ấy, tôi xưng hô rất trúng:” Thưa hai họ, Thưa ông đại diện họ nhà gái…
Tôi được mời làm cái vai ấy nhiều lần nữa và tôi được nghe lời nhận xét của một bà cụ.
“Tôi chịu cách thầy xưng hô ‘Thưa hai họ’. Chỉ có những người lớn của hai họ và hai bên xui gia ngồi làm lễ. Ông ta cần gì phải nói dài dòng: Thưa bà con cô bác, các anh chị em…Tôi có thấy anh em nào ngồi đó đâu.”
Tôi đã gặp một trường hợp khó xử khi tôi dự tổng kết cái lớp tôi dạy ở một chùa khá lớn ở đây- Chùa Khánh Quang.
Sau khi không thể nhớ nổi chức danh của thượng toạ này, tên riêng của vị chức sắc nọ trong chùa và còn nhiều tước hiệu khác, tôi chọn cách gọn rỏ nhất: “Thưa quý vị!
Tôi dạy cho nhà thờ Rạch Gía nhiều năm. Mỗi lần gọi để báo nghĩ hay có chuyện gì cần hỏi, tôi khá lúng túng. Tôi quyết định như thế này:
“Thưa cha sở”.
Trong ống nghe, tiếng rất rỏ của người tôi gọi:
“Chào thầy Thành! Thầy có khoẻ không? Cô và hai cháu có khoẻ không?
Trong ngày nhà giáo, đứng trước cử toạ gồm: Giám đốc sở, Ban Giám hiệu đương nhiệm và hưu trí, các sinh viên, công nhân viên của trường CĐ Văn Hoá Thông Tin, tôi mở đầu như thế này:
“Thưa Ông Giám Đốc sở VHTT và Ban Gíam hiệu nhà trường. Các sinh viên thân mến!”
Tôi nhận ra quá nhiều lổi xưng hô trên các chương trình truyền hình đến nỗi tôi chuyển ngay sang một kênh khác. Khi phỏng vấn một ông bộ trưởng, phóng viên truyền hình gọi ông ta, “Thưa ông bộ trưởng!” Khi đặt câu hỏi cho hoa hậu Hải Phòng, người làm công tác truyền thông ấy không có lý do gì, tư cách gì để bắt đầu cuộc đàm thoại với đại diện cho tỉnh Hải Phòng bằng cách “Chào bạn!”. Trong một phim tài liệu khá hay về ký túc xá sinh viên ở Vĩnh Long. Không hiểu sao ông phó phòng đạo tạo trường ĐH Cữu Long- một thạc sĩ, tuổi trung niên- đề cập đến các sinh viên bằng các cụm từ:
“Các bạn trẻ, các anh chị sinh viên.”
“Một ông thầy giáo dạy văn tại một trường tiếng tăm ở T.p HCM, trong một cuộc giao lưu được trực tiếp truyền hình khi trả lời một câu hỏi của các học sinh về việc luyện tập môn văn, bắt đầu như thế này:
“Kính thưa các em học sinh thân mến.”
Nghe câu chào này xong, có người sẽ nhớ lại cái câu chào hỏi của một nữ cán bộ cấp cao, lớn tuổi trong ngày quốc tế thiếu nhi:
“Kính thưa các cháu thiếu nhi thân mến.”
Tôi có con muộn. Các phụ huynh của bạn học của hai con tôi chắc ít tuổi hơn tôi. Ít ai ngờ rằng chúng chào tôi bằng “chú” và bà nhà tôi bằng “dì”. Tôi có hai đứa học trò- bố mẹ chúng đều là bác sĩ. Dù có học lực cấp hai cấp ba, hai đứa gọi tôi bằng “thầy” nhưng cứ gọi mẹ tôi bằng dì.
Nghe như vậy nhiều người lầm tưởng hai đứa học sinh ấy từ nước ngoài mới về, biết rất ít về cách xưng hô.
THĂM MẸ- (trích đoạn)
Như có một thúc giục âm thầm, tôi dậy đúng lúc 3 giờ rưỡi sáng. Để nguyên mặt mũi sau khi thức giấc, lẻn ra khỏi phòng, xuống lầu thật nhanh, phóng lên một chiếc xe ôm đang chờ, tôi bảo tay thanh niên chạy nhanh nhất về Bà Điểm.
Bảo hắn dừng bất ngờ khi ngang chợ Bà Quẹo, vẩn ngồi trên yên sau, tôi hỏi mua một chục hoa huệ trắng và một bó nhang.
Vừa lên tay ga, hắn vừa cầu nhầu hỏi trổng,
“Giờ đi đâu đây?”
Tôi cũng trả lời cộc lốc,
“Đi thăm mẹ tôi. À! Qua cầu Tham Lương, chạy đến một ngả tư có đèn giao thông trên đường Phan Văn Hớn nghen.”
Cả hai không nói gì với nhau nhưng cả hai có nhiều thứ để suy nghĩ. Chợt tôi nghĩ ra một điều,
“Em có thể chờ tôi khỏan một tiếng được không? Xong đưa tôi trở lại chổ hồi nảy.”
Vừa nghe xong, hắn vui vẻ hẳn lên,
“Đại ca cho em thêm một ít uống cà phê nhen.”
Tôi cũng thấy vui vui vì tôi sẽ có người để trò chuyện trên đoạn đường về,
“OK, bi nhiêu thì bi mà. Chạy nhanh lên.”
Ghé trước cổng nhà một người anh bà con, người giữ chìa khóa cổng nghĩa trang. Tôi không chút ngại ngần cất tiếng ngay,
“Anh Chín ơi, cho em mượn chìa khóa cổng.”
Không bao lâu sau, ông anh bằng tuổi nhưng hơi khòm lưng, bạc tóc nhiều hơn ra trao cho tôi cái tôi cần,
“Mầy làm gì lên đây giờ này vậy.”
“Đi công chuyện lên đây, sẳn tiện em ghé thăm má em một chút.”
Biết không mời tôi vào nhà được, ông trao tôi cái chìa khóa. Tôi hối hả chạy về phía trước một đọan rồi rẻ vào ngỏ nghĩa trang gia đình.
Ánh lửa nhỏ từ một hộp quẹt tôi vừa bật lên bị lung lay khi tôi đốt nhang. Khói tỏa lên như muốn hòa trộn với tiếng nấc của tôi,
“Má ơi. Con về thăm má đây má ơi.”
Ông anh họ và người thanh niên chạy xe ôm vội theo tôi vào trong và đứng tần ngần, nín thin trong bóng tối. Họ không biết làm gì hơn là việc đứng yên chờ đợi.
“Bao nhiêu năm qua con đã rất cố gắng. Nếu con có làm điều gì phật lòng má, má bỏ qua cho con nghen má.”
Tôi bổng ào lên khóc nức nở. Sau lưng tôi, hai người đàn ông vẫn đứng bất động cạnh vài cái mộ trong nghĩa trang “Kiến Họ Lâm” 5.000 m2 của dòng họ tôi. Móc cái khăn mù xoa mới, chùi nhẹ trên cái bia mộ của má tôi, tôi nói thầm,
“Má yên lòng nằm nghỉ ngơi ở đây nhé. Con sẽ thường lên thăm má thôi.”
Liếc nhìn đồng hồ, tôi nhận ra 4 giờ 20 phút. Tôi chăm chú nhìn cái ảnh nhỏ trên bia và nói nhỏ với mẹ tôi,
“Con đi về nghen má. Người ta đang chờ con.”
Gạt nước mắt, tôi quay lại vừa nói với hai người đàn ông đứng yên nảy giờ vừa trao cho ông ta cái chìa khóa.
“Em về nghen anh Chín.”
Trong ánh sáng yếu ớt của ánh rạng bình minh, anh ta rảo bước trước tôi ra phía cổng trong khi tôi chợt xoay người lại. Mẹ tôi như thể từ đâu đó bổng hiện ra vẩy tay gọi tôi quay lại.
Tôi ù té chạy vội lại và vấp ngã sóng soài trên một bải cỏ cao,
“Má ơi!”
Anh Chín cũng nhanh chân bước lại nắm lấy cánh tay tôi kéo tôi đứng lên. Người thanh niên nghe động tỉnh cũng đã chạy vào tiếp tay. Tôi cố gượng đứng lên với cái kéo tay của hai người trợ giúp. Tôi thất thểu như một kẻ bị thương tật, bị một vết thương lớn, bị mất phân nửa trái tim. Tôi như một con nai tơ vừa mất mẹ không bao lâu lại bị một viên đạn lạc của một tay thợ săn vô tình nào đó. Tôi như một thằng bé con, không còn gì để lo sợ, không còn gì để mất. Tôi muốn nằm lại đấy. Tôi muốn quỳ bên mộ mẹ tôi cho đến khi tôi nghe thấy bà cho phép tôi hay bảo tôi ra về.
Sunday, April 21, 2013
Saturday, April 20, 2013
Wednesday, April 17, 2013
Tuesday, April 16, 2013
BAD FOR THE EARTH
"Imagine how fish feel when they are swimming around and see your trash floating around at the beach? Would that be fun for them?" Boker asked her students.
"It’s gonna block their way," one child offered.
"It also might have chemicals on it. Then what happens?" Boker asked.
"They’ll die," the class responded in unison.
"It’s bad for the Earth," added a student.
"It’s gonna block their way," one child offered.
"It also might have chemicals on it. Then what happens?" Boker asked.
"They’ll die," the class responded in unison.
"It’s bad for the Earth," added a student.
NOT CLEAN WATER
"What happens if the water has chemicals in it?" Boker asked her students.
"Then the plant wouldn’t grow," one child suggested.
"It would die," another child offered.
"It could go down and then go back into the ground," a third child theorized.
"Right, it may grow for a little while,"
"Then the plant wouldn’t grow," one child suggested.
"It would die," another child offered.
"It could go down and then go back into the ground," a third child theorized.
"Right, it may grow for a little while,"
Boker told the children,
"but then the plants are going to know that it’s not clean water, just like other plants and animals in our earth need clean water, don’t they?"Sunday, April 14, 2013
Thursday, April 11, 2013
OBESE CHILDREN
Obese children face a slew of potential health problems as they get older, including an increased risk of diabetes, heart attacks, and certain cancers.
Tuesday, April 9, 2013
Thursday, April 4, 2013
Tuesday, April 2, 2013
PARENTS DO NOT PAY FEES
At this school, parents do not pay fees, but a family member must work at the school five weeks a year, as a way of supporting the child’s education.
“It is important because when they do not go to school they will not achieve their goals and their dreams will not come true. They will not be what they want to be in the future,”
Joyce Achieng, female,10
“It is important because when they do not go to school they will not achieve their goals and their dreams will not come true. They will not be what they want to be in the future,”
Joyce Achieng, female,10
The first to offer free education
A teacher at the Kibera School for Girls teaches students about shapes in Nairobi, Kenya, March 19, 2013. (J. Craig/VOA)
Subscribe to:
Posts (Atom)