Dù rất ít được bố mẹ anh em dạy bảo, ít đọc sách dạy làm người, tôi không mắc lỗi trong khi xưng hô vì tôi thấy không có khó khăn gì để xưng hô cho đúng cách.
Tôi có một cô học trò người Mỹ- Lynn- một giáo viên dạy tình nguyện tại trường Cao Đẳng Cộng Đồng Kiên Giang. Tôi có tâm để dạy cô ta tiếng việt và tôi có dịp để nhận ra cái tế nhị khó khăn trong cách người Việt xưng hô. Một hôm đến học sớm, Lynn chào bà xã tôi:
“Chào cô!”
Tôi tươi cười hỏi cô giáo người Mỹ học tiếng Việt ấy:
“Em gọi như vậy là trúng rồi. Em có bao nhiêu nghĩa ‘cô’ trong tiếng Việt Nam không?”
Sau khi lắng nghe tôi giải thích xong, Lynn lè lưởi rụt cổ lại tỏ vẻ lo ngại.
Tôi được chọn làm đại diện nhà trai cho đám hỏi cưới của đứa cháu. Lần đầu trong cái trò lạ lẩm ấy, tôi xưng hô rất trúng:” Thưa hai họ, Thưa ông đại diện họ nhà gái…
Tôi được mời làm cái vai ấy nhiều lần nữa và tôi được nghe lời nhận xét của một bà cụ.
“Tôi chịu cách thầy xưng hô ‘Thưa hai họ’. Chỉ có những người lớn của hai họ và hai bên xui gia ngồi làm lễ. Ông ta cần gì phải nói dài dòng: Thưa bà con cô bác, các anh chị em…Tôi có thấy anh em nào ngồi đó đâu.”
Tôi đã gặp một trường hợp khó xử khi tôi dự tổng kết cái lớp tôi dạy ở một chùa khá lớn ở đây- Chùa Khánh Quang.
Sau khi không thể nhớ nổi chức danh của thượng toạ này, tên riêng của vị chức sắc nọ trong chùa và còn nhiều tước hiệu khác, tôi chọn cách gọn rỏ nhất: “Thưa quý vị!
Tôi dạy cho nhà thờ Rạch Gía nhiều năm. Mỗi lần gọi để báo nghĩ hay có chuyện gì cần hỏi, tôi khá lúng túng. Tôi quyết định như thế này:
“Thưa cha sở”.
Trong ống nghe, tiếng rất rỏ của người tôi gọi:
“Chào thầy Thành! Thầy có khoẻ không? Cô và hai cháu có khoẻ không?
Trong ngày nhà giáo, đứng trước cử toạ gồm: Giám đốc sở, Ban Giám hiệu đương nhiệm và hưu trí, các sinh viên, công nhân viên của trường CĐ Văn Hoá Thông Tin, tôi mở đầu như thế này:
“Thưa Ông Giám Đốc sở VHTT và Ban Gíam hiệu nhà trường. Các sinh viên thân mến!”
Tôi nhận ra quá nhiều lổi xưng hô trên các chương trình truyền hình đến nỗi tôi chuyển ngay sang một kênh khác. Khi phỏng vấn một ông bộ trưởng, phóng viên truyền hình gọi ông ta, “Thưa ông bộ trưởng!” Khi đặt câu hỏi cho hoa hậu Hải Phòng, người làm công tác truyền thông ấy không có lý do gì, tư cách gì để bắt đầu cuộc đàm thoại với đại diện cho tỉnh Hải Phòng bằng cách “Chào bạn!”. Trong một phim tài liệu khá hay về ký túc xá sinh viên ở Vĩnh Long. Không hiểu sao ông phó phòng đạo tạo trường ĐH Cữu Long- một thạc sĩ, tuổi trung niên- đề cập đến các sinh viên bằng các cụm từ:
“Các bạn trẻ, các anh chị sinh viên.”
“Một ông thầy giáo dạy văn tại một trường tiếng tăm ở T.p HCM, trong một cuộc giao lưu được trực tiếp truyền hình khi trả lời một câu hỏi của các học sinh về việc luyện tập môn văn, bắt đầu như thế này:
“Kính thưa các em học sinh thân mến.”
Nghe câu chào này xong, có người sẽ nhớ lại cái câu chào hỏi của một nữ cán bộ cấp cao, lớn tuổi trong ngày quốc tế thiếu nhi:
“Kính thưa các cháu thiếu nhi thân mến.”
Tôi có con muộn. Các phụ huynh của bạn học của hai con tôi chắc ít tuổi hơn tôi. Ít ai ngờ rằng chúng chào tôi bằng “chú” và bà nhà tôi bằng “dì”. Tôi có hai đứa học trò- bố mẹ chúng đều là bác sĩ. Dù có học lực cấp hai cấp ba, hai đứa gọi tôi bằng “thầy” nhưng cứ gọi mẹ tôi bằng dì.
Nghe như vậy nhiều người lầm tưởng hai đứa học sinh ấy từ nước ngoài mới về, biết rất ít về cách xưng hô.
No comments:
Post a Comment