Monday, December 10, 2012

WHEN S.T BRINGS YOU DOWN, YOU GOTTA GET UP

YOU MEAN EVERTHING TO ME

CHA TÔI- 2


Tôi rón rén ra khỏi giường và đau đớn nhận ra rằng cha tôi đang cố gắng băng bó vết thương khá xâu ở bắp chân.
Từ ngày hôm sau đó, cha tôi đi khập khiễng như một thương binh.
Cả nhà cố ngăn không cho cha tôi đi “làm” nữa.
Nhưng cứ đến khi cả nhà đã ngủ say, cha tôi âm thầm đạp xe vào rừng cho đến tờ mờ sáng mới trở về - có khi đến tận sáng hôm sau.
Trước hết cha tôi trả được món nợ cái đã khiến cho cha mẹ tôi ray rức nhiều năm nay.
Sau đó, cha tôi đã gửi tiền cho anh tôi đóng học phí – một Đại học bán công ở Tp. Hồ Chí Minh.
Mẹ tôi đã dắt tôi xuống dưới đó thăm ảnh.             
Và mẹ tôi đã có thể tính đến việc sửa sang lại căn nhà tồi tàn từ khoản tiền cha tôi kiếm được.
Tôi còn nhỏ quá nên chỉ biết thầm ước có ngày thành một ca sĩ, kiếm được kha khá tiền để gánh vác phụ cha tôi.
Mẹ tôi yếu đuối vì bệnh tật và sự lo toan quá đổi khiến mẹ tôi mất ngủ nặng.
Cha tôi ngày càng gầy yếu, ở tuổi 58, làm việc nặng nhọc suốt đêm.
Sau này tôi mới biết rằng họ mướn cha tôi vì ông ấy kín miệng, chịu khó và uy tín.
Ông ta không hề kể cho ai nghe ông đã làm gì trong rừng vào ban đêm và ông làm việc cho ai.
Ông chưa hề hé môi than vãn, chưa hề yêu cầu chúng tôi điều gì và đặc biệt hơn cả là cha tôi chưa hề nghỉ một ngày nào cho đến cái đêm hôm ấy…

CLOTHING SONG

WHAT CAN YOU DO?

Sunday, September 23, 2012

BABY EINSTEIN- VEHICLES


KHÓC



Vừa sinh ra phải vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, anh ấy không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ đẻ. Nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà ta đành chối bỏ con.  
  Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Đến năm nay 40 tuổi, đọc được tin mẹ anh đăng báo tìm con, anh đã bật khóc. 
Khi được hỏi tại sao khóc, anh nghẹn ngào trả lời:
- Tội nghiệp mẹ tôi, 40 năm qua chắc người còn khổ tâm hơn tôi.

DAD TRIED TO TEACH


Friday, September 21, 2012

DẠY CON

Họ đã nói chuyện với tôi khá lâu.
They had a rather long talk with me.
Ngay sau khi họ ra về, thằng bé ganh tỵ.
Right after they left, the kid was envious.
Nó đã trước đó rình nghe và hiểu rằng ngày mai tôi hổng chừng sẽ đi chơi với họ.
He had overheard and understood that I would go out with them.
“Ba không được đi chơi với học trò gái!”
“Dad, You’d better not be with the female learners.”
Tôi giải thích,
I explained,
“Họ quý ba và muốn tập nói tiếng Anh thế thôi.”
“They respect me and wanna practice with me. That’s all.”
Nó căng thẳng, cương quyết,
He felt tense and determined,
“Nhưng con không muốn ba đi.”
“But I don’t want you to go.”
Nhân dịp này tôi dạy con tôi một bài học lớn.
I took that chance to teach my son a big lesson.
“Con gọi điện cho ông Cường để báo rằng ba có bạn học từ Bảo Lộc xuống chơi và ông ấy cứ đi một mình.”
“You phone him to inform him that I am with my classmates coming from Bao Loc and he’d just go alone.”
Thằng bé con làm sao nói được một câu tiếng Anh dài dòng như thế nếu tôi không soạn và tập cho nó.
How could the kid speak such a long sentence if I didn’t assign and drill him?
Mấy ngày sau, ông Cường tỏ ra vô cùng thán phục cách tôi dạy con.
A few days afterward, Cuong showed me how respectful he felt the way I taught my son.

Saturday, September 1, 2012

WHAT A NICE PICTURE! questions

Who are they?
Where are they?
What are they doing?
How are they feeling?
What is the girl holding?
What is the boy wearing on his head?
What do you think about the picture?

BABY EINSTEIN- ENGLISH

Friday, August 31, 2012

BABY EINSTEIN - Animals

HỒNG HẠNH NGÀY XƯA

Tôi học lớp Năm 3 tại trường Tiểu Học Tham Tướng, Cần Thơ. Một phần ba học sinh trong lớp tôi học khá giỏi và tôi may mắn được ở trong nhóm đó.
      Một buổi chiều chuyển mưa, tôi bị một cơn cảm lạnh đột ngột. Tôi thấy trời đất quay cuồng khi đang đứng nhìn cả lớp đùa giởn trong giờ ra chơi. Đang đứng cạnh bên, Hồng Hạnh nhận ra sự khác thường trên gương mặt của tôi.
“Thành ơi ! có sao không? Ai chạy đi kêu cô giùm coi?”
   Hạnh và một ai đó tôi không nhận ra dìu tôi vào lớp trong khi cô Thuỷ đã được báo tin rằng tôi bị trúng gió. Cô Thuỷ lớp tôi nổi tiếng là hiền thục, khó khăn, dạy giỏi và cạo gió hay nữa. Cô gom tất cả các chai dầu gió của học trò trong lớp. Tôi được cô bắt đứng úp mặt xuống bàn và tôi bị cởi trần. Bốn năm học trò được cô chỉ định lên để kềm tay khoá chân tôi lại. Hồng Hạnh xung phong làm người thoa dầu để cô Thuỷ chỉ có cạo và cạo.
    Tôi như con lươn bị cạo sạch nhớt trước khi bị đem ra xào nấu. Tôi không biết thợ nấu sẽ là ai, nhưng cô Thuỷ đang là thợ cạo. Đồng 50 xu bằng nhôm với cạnh sắc bén được cô Thuỷ miết sát trên da lưng khi liên tục được Hồng Hạnh bôi trơn bằng dầu gió. Trời tối sầm vì các đám mây đen ngòm. Da lưng tôi cũng chuyển thành màu bầm đen. Mỗi cái sấm chớp bên ngoài trời như mỗi nhác cạo như xé rách da thịt. Mỗi lần cô miết kéo mạnh cái đồng 50 xu đó là mỗi lần tôi uốn éo cái lưng hoặc kêu gào lên đau đớn.
   Sau hơn nửa giờ ra tay, cô Thuỷ kêu người gọi xe xích lô để đưa tôi về nhà sau khi cạo xong và cũng chính tay Hạnh với cô đưa tôi lên xe. Hồng Hạnh thản nhiên chen lên ngồi kế tôi như một người chị gái cũng như chị nảy giờ đã vuốt ve, đã xức dầu và đã phụ giúp cô cạo tôi cho đến khi tôi “hết gió”.

THƯ CHO MẸ


    Mẹ tôi đi học ở tận Hà Nội.
Mồ côi cha sớm, hai anh em tôi xem dượng Bảy như cha.
Một chiều nọ, biết hai đứa tôi đã làm xong bài tập, dượng Bảy bảo hai đứa tôi,
“Mẹ tụi con học xa, rất nhớ nhà. Nếu thương mẹ, cố viết thư thăm hỏi mẹ đi.”
Không ai bảo ai, hai đứa tôi tìm chổ ngồi để viết thư cho mẹ.
Dượng Bảy đi đi lại lại, không để ý đến cái chúng tôi viết.
Ông ấy có vẻ muốn xem cái cách hai đứa tôi ngồi viết.
Im lặng, không có ai nghe một tiếng động.
Sau hơn 30 phút sau, Dượng bảy tằng hắng và lên tiếng,
“Thôi được rồi. Tụi con ngoan lắm. Chắc mẹ con vui và đem thư ra khoe cùng cả lớp học cho mà xem.”
Dượng Bảy âm thầm cho 2 tờ giấy tập học trò anh em tôi vừa viết xong vào một phong bì và nói nhỏ nhẹ,
“Hồi đi học xa nhà, cái mà Dựơng mong đợi nhất là thư.” 
  Hơn mười ngày sau, ở Hà Nội, mẹ tôi nhận được bức thư đó.
Bà đóan thầm rằng bà sẽ đọc to lên cho cả lớp nghe,
“Mẹ yêu thương hoặc Kính thưa mẹ.”
Nhưng chúng tôi đã vào đầu bức thư như thế này,
“Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
      Độc lập- tự do- hạnh phúc”
            Kính thưa má!
Dù nghe nhiều tiếng cuời nhưng ai cũng thấy mẹ tôi đưa tay gạt 2 giọt nước mắt.

PIANO & GUITAR

Wednesday, August 15, 2012

Thủy Tiên- cô học trò nhỏ- 1

    Thủy Tiên mất bố mẹ hồi còn rất ít tuổi. Sống với ông bà ở Biên Hòa cho đến tuổi chớm biết yêu, cô bé đã khiến cho ông bà già đi nhiều hơn trước tuổi, khóc nhiều hơn cười vui và cầu nguyện nhiều hơn bất cứ ai khác.
    Như nhiều học sinh đệ nhất cấp khác, Thủy Tiên học yếu từ ngay năm đệ thất. Hai năm sau, cô gái bé nhỏ ấy biết yêu và xúyt bỏ nhà đi theo nhóm trai trẻ trong lớp. Ông Bà Năm mang cô cháu tội nghiệp lên Bảo Lộc một tuần như là cách cùng với cô chạy  trốn, như là cách để họ khây khỏa, để mong tìm ra một lối thoát. Khi Ông Bà Tâm đưa họ đến nhà trọ chúng tôi để hái trái bơ trên cái cây ngay sau gian bếp nhỏ tăm tối khi tôi đang làm cơm, cuối năm học lớp 11, tháng 4 năm 1973, họ mới nhận ra rằng trên đời này có một người nam sinh, cần cù khéo léo trong chuyện bếp núc, chăm chỉ trong chuyện học hành và rất nghiêm khắc trong việc đưa tình yêu thương mẹ vào trong cuộc sống thường nhật như tôi.  
     Về lại Biên Hòa, Thủy Tiên liền chớm thay đổi. Cô xin ông bà mua cho một cây đàn guita. Cô nài nỉ một khoản tiền để đi học thêm và cuối cùng nàng quyết định xin ông bà cho lên Bảo Lộc để sống với Bác Tâm bất chấp bao nhiêu lần ông bà nội ôm nàng khóc. Biết tôi chuyển sang ở chung với Tài Bột, Ông Tâm đến tìm tôi tại nhà trọ mới và trịnh trọng ngỏ lời,
“Anh Thành này, biết anh có thể giúp được cô cháu nhỏ của tôi nhiều điều, xin anh đến ở với chúng tôi làm gia sư. Xin anh nhận lời giúp chúng tôi nhé. Chúa nhân từ sẽ ở cùng với chúng ta.”
Tôi, ái ngại, rụt rè và bị chạm tự ái, với giọng Bắc tôi đã cố tập được, trả lời,
“Cám ơn Bác Tâm đã nói thế. Cháu chỉ giúp được chút ít thôi vì cháu phải lo chuyện bài vỡ năm nay nữa cơ. Cháu còn phải viết thư về xin phép mẹ cháu trước đã.”        
Ngồi cạnh bên, chăm chú nghe câu chuyện, Ông Phúc chủ nhà thêm vào,
“Bác Tâm đây đã nói thế thì anh xem nhín ra ít giờ để giúp cho cô cháu tội nghiệp. Ngay như anh lớn nhà tôi đây này, cứ hết lời khen anh, cứ hết dạ lo học từ ngày anh dọn đến đây ở với chúng tôi.”
Ông Tâm sốt sắng kết luận,
“Anh nhận lời cho chúng tôi vui nhé. Tôi sẽ đi Cần Thơ gặp mẹ anh để xin phép cho anh nhé. Anh cho tôi địa chỉ nhé.”
                                   (còn tiếp)

Friday, August 3, 2012

EMILY- 17- month-old

CÂY ĐÀN

 Học xa nhà, ba nó đã tự tập chơi đàn từ năm 16 tuổi.
   Để làm quà sinh nhật lần thứ 5 của nó, ông đã mua cho nó một cây đàn guitar.Hàng tháng ông trả góp tiền mua cây đàn. Hàng năm, trong dịp sinh nhật nó hay dịp mẹ nó có bạn đến chơi, ba nó mang đàn ra hát. Hàng tuần trong lớp thiếu nhi, ba nó cũng thỉnh thỏang dạy bài hát và đệm đàn. Ông luôn mong sao nó thích chơi đàn.
   Năm tháng trôi qua, tóc của ba nó ngày càng hoa râm. Nó ngày càng thích nghe nhạc tiếng Anh. Nó chưa bao giờ muốn đánh thử một tiếng đàn nào. Vào lớp 10, nó theo một nhóm bạn chơi bóng rổ. Ba nó không buồn nhắc nhở nó bất cứ điều gì ngoài việc nó nên ăn nhiều hơn. Nó tốt nghiệp trung học và vào một đại học trên Sài gòn.     
   Giống cha, nó ham học, ít bạn và không hề đi chơi. Nó hơn cha một điều, vào một tổ chức hoạt động vì trẻ em. Tự dưng nó nảy ra ý định học chơi đàn để sau đó biểu diển trong những lần sinh hoạt. Ba nó được một người nhạc sĩ tặng cho một cây đàn rất đẹp. Nó xin đã xin ba cho cây đàn để theo học một lớp tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên. Nó tập hàng ngày và sau 3 tháng nó biểu diển được bản nhạc đầu tiên.
   Năm sau, khi về nhà nghỉ hè, nó chơi cây đàn củ 18 năm trước ba nó đã mua. Tiếng đàn du dương của dây đàn nylon làm nó mê mẩn. Nó nhờ mẹ nó xin ba cho nó đổi cây đàn.
Ba nó nhẹ nhàng bảo nó,
“18 năm trước ba đã mua nó cho con. Bất cứ điều gì, thứ gì ba có hoặc ba tạo ra đều là vì con, cho con hết đấy thôi.”
  Nó ôm ghì cây đàn vào lòng đánh đọan nhạc dạo đầu của bài Papa. Nhẹ nhàng nó hát,
  “Everyday, my papa’d take and tuck me in my bed….”
  Ba nó mỉm cười quay đi hai con mắt đỏ hoe.
                                          Thanh Luong
    

DAILY CONVERSATION- CLIP-0

HỒNG HẠNH NGÀY XƯA

Tôi học lớp Năm 3 tại trường Tiểu Học Tham Tướng, Cần Thơ. Một phần ba học sinh trong lớp tôi học khá giỏi và tôi may mắn được ở trong nhóm đó.
      Một buổi chiều chuyển mưa, tôi bị một cơn cảm lạnh đột ngột. Tôi thấy trời đất quay cuồng khi đang đứng nhìn cả lớp đùa giởn trong giờ ra chơi. Đang đứng cạnh bên, Hồng Hạnh nhận ra sự khác thường trên gương mặt của tôi.
“Thành ơi ! có sao không? Ai chạy đi kêu cô giùm coi?”
      Hạnh và một ai đó tôi không nhận ra dìu tôi vào lớp trong khi cô Thuỷ đã được báo tin rằng tôi bị trúng gió. Cô Thuỷ lớp tôi nổi tiếng là hiền thục, khó khăn, dạy giỏi và cạo gió hay nữa. Cô gom tất cả các chai dầu gió của học trò trong lớp. Tôi được cô bắt đứng úp mặt xuống bàn và tôi bị cởi trần. Bốn năm học trò được cô chỉ định lên để kềm tay khoá chân tôi lại. Hồng Hạnh xung phong làm người thoa dầu để cô Thuỷ chỉ có cạo và cạo.
      Tôi như con lươn bị cạo sạch nhớt trước khi bị đem ra xào nấu. Tôi không biết thợ nấu sẽ là ai, nhưng cô Thuỷ đang là thợ cạo. Đồng 50 xu bằng nhôm với cạnh sắc bén được cô Thuỷ miết sát trên da lưng khi liên tục được Hồng Hạnh bôi trơn bằng dầu gió. Trời tối sầm vì các đám mây đen ngòm. Da lưng tôi cũng chuyển thành màu bầm đen. Mỗi cái sấm chớp bên ngoài trời như mỗi nhác cạo như xé rách da thịt. Mỗi lần cô miết kéo mạnh cái đồng 50 xu đó là mỗi lần tôi uốn éo cái lưng hoặc kêu gào lên đau đớn.
     Sau hơn nửa giờ ra tay, cô Thuỷ kêu người gọi xe xích lô để đưa tôi về nhà sau khi cạo xong và cũng chính tay Hạnh với cô đưa tôi lên xe. Hồng Hạnh thản nhiên chen lên ngồi kế tôi như một người chị gái cũng như chị nảy giờ đã vuốt, đã ôm, đã xức dầu và đã phụ giúp cô cạo tôi cho đến khi tôi “hết gió”.
     Tôi cảm phục Cô Thuỷ và cảm ơn Hồng Hạnh. Tôi bị Hạnh làm choáng ngợp, cái cảm giác tiếp xúc rất con gái của Hạnh. Chúng tôi thân với nhau hơn và từ đó tôi giúp Hạnh viết bài, cho Hạnh xem các bài luận văn của tôi, cách giải những bài tóan động tử khó và đến một ngày kia Hồng Hạnh cho tôi biết một sự thật.
                                                 Lương Ngọc Thành

HOUSE OF RISING SUN

THE BEST ENGLISH- Pleased to meet you

Thursday, August 2, 2012

WHEN YOU TELL ME THAT YOU LOVE ME

BÓNG NẮNG BÓNG RÂM

Con đê ấy dài hun hút như cuộc đời.
Ngày hai mẹ con về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:

- Nhà ngoại ở cuối con đê.

Trên đê chỉ có có mổi hai mẹ con.

Lúc trời nắng, mẹ kéo tay con:

- Đi nhanh lên con, kẻo nắng vỡ đầu ra.

Con cố đi nhanh theo mẹ.

Lúc trời râm mát, con đi chậm, mẹ mắng:

- Lúc mát trời, đi nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.

Con ngỡ ngàng:

“Tại sao nắng hay râm gì ta đều phải vội vậy?”

Trời vẫn cứ lúc nắng, lúc râm...

Sau khi mẹ mất, đến lúc mộ mẹ xanh cỏ, con mới hiểu ra rằng:
“Trong đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.”

ĐÊM CUỐI CÙNG

Đêm thứ ba trong bệnh viện, gần 3 giờ sáng, tôi nhận thấy mẹ có những biến động khác thường và vội báo cho phòng trực.
Một bác sĩ trẻ và một y sĩ vội đến để cấp cứu. Họ làm tất cả những gì họ có thể. Sau năm phút mười phút gì đấy, cả hai nhìn tôi, rất buồn bã,
“Thưa thầy, tụi em xin chia buồn với thầy.”
Tôi rùng mình và nghẹn lời khi cảm ơn họ. Tôi ràn rụa nước mắt. Tôi chợt kêu rú lên trong lúc tôi ghì cánh tay của mẹ tôi,
“Má ơi! má không chờ để chị và em con về để nhìn thấy má sao má ơi!”
Trong một giây khắt, tôi rơi lọt vào một thung lủng sâu đến tận cùng. Tôi bỗng như một đứa trẻ bị ném vào một cái hang tối ẩm ướt, lạnh lẻo. Tôi bỗng như một hành khách trong một chuyến đi vượt biên bị cướp bọn biển ném xuống biển sâu lúc nửa đêm. Tôi thẫn thờ như một bệnh nhân tâm thần được cho xuất viện- không có nơi đến- không có ai đón- không có gì để làm và không có gì để mất. Tôi như một cô gái quê mùa bị ném vào một chốn xa đọa, nguy hiểm. Tôi như một đứa bé con vừa được sinh ra rồi bị bỏ rơi đâu đó trên đường, trong một cái giỏ nhỏ.
   Cố trấn  tĩnh nhìn đồng hồ- 2:56, tôi điện thoại báo tin cho nhà tôi. Tôi ký tên vào hồ sơ bệnh án. Tôi tĩnh táo nhớ đến việc xin xe chở xác mẹ tôi về. Tôi gọi B.S phó giám đốc- một học trò cũ và được phúc đáp ngay. Quả đúng là tôi được những thứ một người bình thường không thể có được. Ngay sau khi đưa mẹ tôi về nhà, tôi gọi ngay cho các bạn hữu Nông Lâm Súc Bảo Lộc bên Cần Thơ mỗi có tin vui hay buồn gì, chúng tôi cũng cần có nhau, hơn thế nữa họ là những người kính quý mẹ tôi.
“Mẹ ta đang ở nhà.” tôi căn dặn mình như thế.
“Mẹ ta đang nằm nghỉ đấy.” tôi muốn nói thì thầm với mọi người.
   Tôi không biết phải làm sao lấp cái khoảng trống đang lan rộng, đang bao trùm lấy tôi. Cái khoảng trống mà bất kỳ người con thương mẹ nào cũng phải trải qua, phải ngập chìm trong đó cho đến bất tận, cho đến hết cuộc đời họ. Tôi ngồi bất động bên giường mẹ tôi.
    Nếu có một được một phép mầu, tôi chỉ xin được thay chỗ: “Mẹ tôi ngồi đây để tôi đổi lại nằm chỗ kia.”
Ôi! Cái hoán đổi đơn giản kia sao mà khó thế!

I HAVE A DREAM- ABBA- part

NHỔ ĐINH

    Có một cậu bé trai có tật xấu là ưa nổi nóng, quạu quọ. Vì vậy, cha cậu đã đưa một túi đinh, bảo cậu mỗi khi nổi nóng quạu quọ thì hãy đóng một cây đinh lên trên bờ rào phía sau vườn nhà. 
    Ngày thứ nhứt, cậu đóng được 37 cây đinh. Từ từ, mỗi ngày số đinh được đóng lên bờ rào mỗi ít đi.  Cậu cũng nhận thấy mình đã khống chế phần nào tật xấu, cũng như cái việc đóng những cây đinh có hơi dễ dàng. 
    Cuối cùng, một ngày kia cậu bé này  thấy là mình vẫn đủ nhẫn nại để không nổi lên cái tật xấu nóng nảy quạu quọ nữa. Hắn bèn báo cho cha nó biết việc này. Cha cậu lại bảo,
   “Bắt đầu từ nay, mỗi khi chế ngự được tật xấu, con nhổ bỏ một cây đinh.”
   Ngày ngày trôi qua, sau cùng cậu báo cho cha hay là đã nhổ hết những cây đinh rồi.  Người cha nắm tay con trai ra sau vườn nhà và nói với nó rằng:
    “Con của cha ngoan lắm, con làm rất hay.  Nhìn những lỗ đinh trên bờ rào: bờ rào này không thể hồi phục được nguyên trạng nữa.  Một khi con nổi nóng thì những lời nói của con cũng giống như những cái lỗ đinh này. Chúng đã
để lại những vết hằn.  Giả dụ như con dùng dao đâm
người ta một dao. Bất luận là con đã nói bao nhiên lần những lời tạ lỗi,  vết thương đó vẫn sẽ vĩnh viễn còn đó.”

WHO ARE THEY?

What are they doing? How are they feeling? What are they sitting on? What is she holding on her hand? What is he wearing on his hat?

THE UGLY DUCKLING- clip 1

THE UGLY DUCKLING- clip 0

Sunday, June 3, 2012

I LOVE YOU, MOM

ONE LITTLE DUCKY

ĐÊM CUỐI CÙNG

Đêm thứ ba trong bệnh viện, gần 3 giờ sáng, tôi nhận thấy mẹ có những biến động khác thường và vội báo cho phòng trực.

Một bác sĩ trẻ và một y sĩ vội đến để cấp cứu. Họ làm tất cả những gì họ có thể. Sau năm phút mười phút gì đấy, cả hai nhìn tôi, rất buồn bã,
“Thưa thầy, tụi em xin chia buồn với thầy.”
Tôi rùng mình và nghẹn lời khi cảm ơn họ. Tôi ràn rụa nước mắt. Tôi chợt kêu rú lên trong lúc tôi ghì cánh tay của mẹ tôi,
“Mẹ ơi! mẹ không chờ để chị và em con về để nhìn thấy mẹ hay sao, mẹ ơi!”
Trong một giây khắt, tôi rơi lọt vào một thung lủng sâu đến tận cùng. Tôi bỗng như một đứa trẻ bị ném vào một cái hang tối ẩm ướt, lạnh lẻo. Tôi bỗng như một hành khách trong một chuyến đi vượt biên bị cướp bọn biển ném xuống biển sâu lúc nửa đêm. Tôi thẫn thờ như một bệnh nhân tâm thần được cho xuất viện- không có nơi đến- không có ai đón- không có gì để làm và không có gì để mất. Tôi như một cô gái quê mùa bị ném vào một chốn xa đọa, nguy hiểm. Tôi như một đứa bé con vừa được sinh ra rồi bị bỏ rơi đâu đó trên đường, trong một cái giỏ nhỏ. Cố trấn  tĩnh nhìn đồng hồ- 2:56, tôi điện thoại báo tin cho nhà tôi. Tôi ký tên vào hồ sơ bệnh án. Tôi tĩnh táo nhớ đến việc xin xe chở xác mẹ tôi về. Tôi gọi B.S phó giám đốc- một học trò cũ và được phúc đáp ngay. Quả đúng là tôi được những thứ một người bình thường không thể có được. Ngay sau khi đưa mẹ tôi về nhà, tôi gọi ngay cho các bạn hữu Nông Lâm Súc Bảo Lộc bên Cần Thơ mỗi có tin vui hay buồn gì, chúng tôi cũng cần có nhau, hơn thế nữa họ là những người kính quý mẹ tôi.
“Mẹ tôi đang ở nhà.” tôi căn dặn mình như thế.
“Mẹ tôi đang nằm nghỉ đấy.” tôi muốn nói thì thầm với mọi người.
   Tôi không biết phải làm sao lấp cái khoảng trống đang lan rộng, đang bao trùm lấy tôi. Cái khoảng trống mà bất kỳ người con thương mẹ nào cũng phải trải qua, phải ngập chìm trong đó cho đến bất tận, cho đến hết cuộc đời họ. Tôi ngồi bất động bên giường mẹ tôi.
    Nếu có một được một phép mầu, tôi chỉ xin được thay chỗ: “Mẹ tôi ngồi đây để tôi đổi lại nằm chỗ kia.”
Ôi! Cái hoán đổi đơn giản kia sao mà khó thế!

A GOOD WORD GAME

INTRODUCTION- giới thiệu

Tuesday, May 15, 2012

THĂM MẸ- DẠY CON

Tôi muốn quỳ bên mộ mẹ tôi cho đến khi tôi nghe thấy bà cho phép tôi hay bảo tôi ra về. Tôi gục xuống để nói với đất,
   “Mẹ ơi, mẹ có biết rằng con chỉ mong học xong Thủy Lâm. Con chỉ mong làm kiểm lâm để con rất có thể có một trang trại nhỏ. Trong trang trại nhỏ ấy mẹ sống với người con dâu hiền ngoan, cháu của mẹ thật dể thương, dể dạy. Từ trang trại ấy người ta nghe vọng ra rất nhiều tiếng cười và…rất ít tiếng thở than.
Đến một ngày kia mẹ trăm tuổi già, mẹ sẽ nằm ngay bên nhà trong một vườn hoa nhỏ xinh xắn. Thường khi vào những buổi sáng sớm, con ra thăm mẹ. Con sẽ chọn những đóa hoa đẹp nhất để đặt lên mộ. Cháu của mẹ thường chạy theo để hỏi con,
“Bà nội đâu rồi ba?”
Mẹ biết con trả lời thằng bé như thế nào không?
Đặt một tay lên ngực, một tay xao đầu nó, con nhỏ nhẹ bảo nó,
“Bà nội đang ngủ yên ở dưới lòng đất kia nhưng bà lúc nào cũng hiện diện trong tim ba, ngay ở đây.”
Con bổng xoay sang hỏi nó,
“Con có yêu thương Bà Nội không?”
“Dạ có, ạ.”
“Thế tại sao con yêu thương bà Nội?”
Cháu của mẹ níu chân con thật chặt,
“Vì ba yêu thương nội.”
Con quỳ gối xuống để nhìn thẳng vào mặt thằng cháu cưng của mẹ,
“Không chỉ phải vì ba yêu thương nội đâu con.”
Nó ngơ ngác, trợn hai mắt tròn xoe, há hốc cái miệng vừa nhỏ vừa xinh.
“Con đâu biết rằng bà Nội đã sinh và dưỡng dục ba như thế nào đâu.”
      Hai cha con ôm nhau và cả hai cùng khóc sướt mướt.

   

EMILY- 17 months old

Monday, May 7, 2012

MY DAD TRIED TO TEACH ME

RU CHÁU

Chị dâu của tôi có việc về quê nên trưa đó hai cháu nhỏ vắng mẹ không ngủ được.
Thấy mẹ tôi phải ru hai cháu hoài mà tôi sốt ruột. Tôi xin bà cho tôi thử. Ôm hai đứa cháu gái hai bên trên giường ngủ mờ tối, tôi cất tiếng kể chuyện, giọng chậm buồn tha thiết,
“Một hôm thỏ Mẹ phải đi vào rừng tìm củi, hai con thỏ con nằm im với thỏ Chú. Sợ mẹ buồn hai thỏ con không dám khóc. Thỏ Chú bèn cất tiếng hát,
“Thỏ ngoan thỏ ngủ cho say.
Thỏ mẹ đi cày có lúa cho cha.
Thỏ cha đang ở rất xa.
Thỏ mẹ vất vả bôn ba cả ngày.”
Ngọc, 7 tuổi, hỏi tôi,
“Thỏ Cha đang ở đâu vậy chú?
Ghì cháu sát vào bờ vai trái của tôi, quay sang con bé có lẻ đang nhớ cha, tôi nói nhỏ vào tai nó,
“Ở xa lắm. Thỏ mẹ tìm củi về bán để có tiền đi thăm thỏ Cha đấy.”
Con bé em, Thảo, 5 tuổi, bên phải cũng tò mò hỏi tôi,
“Mẹ đi tìm củi bao giờ về hả chú?”
Nói xong chữ mẹ giọng con bé như bị nghẹn lại. Tôi ôn tồn giải thích,
“Biết hai cháu ngủ xong mẹ mới về.”
    Như một nhà thôi miên, tôi vừa làm hai cháu nhỏ của tôi nhắm nghiền mắt ngủ trong sự thán phục của mẹ tôi.

Tuesday, May 1, 2012

ĐỘI BÓNG RỔ NHÍ- 3

Tuấn và tôi trấn giử cánh phải. Kiệt và Bình chơi bên cánh trái. Phùng Trương lo ở khu trung tâm. Tuấn và Kiệt đều thấp lùn nhưng “ăn cắp gà” tài tình - lén lên sân đối phương trước hoặc chờ sẳn trong vùng cấm địa- Tôi cao tương đương với Trương nhưng trình độ chơi bóng khoảng 1/3 của nó. Tôi tập bất cứ kỹ thuật gì Trương vừa học lóm từ ai đó. Bình là đứa ở gần sân bóng của Chủng Viện Cái Răng. Hắn cũng cố tìm cách bắt chước của các cầu thủ đàn anh về chỉ lại cho chúng tôi. Tôi cao kều, xoay trở chậm, dể bị đối thủ qua mặt. Dù là người chơi kém nhưng tôi là người cầu tiến nhất, chịu tập tành nhất trong đội.
     Một hôm Bình có đề nghị chúng tôi đánh tập với một đội trong trường Tàu ở Cái Răng. Đứa nào cũng háo hức và đồng ý trừ thằng Tuấn. Nó buồn bả nói:
“Má tao khó lắm. Bà không cho đi đâu xa hết. Có ai xin cũng không được đâu.”
Tôi có ngay một sáng kiến, một lời nói dối thật ngọt ngào:
“Để tao xin phép bà già cho. Mình nói là mình vô địch toàn trường. Đội mình đại diện trường đi đánh giải ở Cái Răng. Xe trường đưa rước tụi mình chứ bộ.”
Phùng Trương cười sặc sụa đắc ý:
“Thằng Thành đáng làm quân sư.”
Đến ngày hẹn, chúng tôi đèo nhau bằng xe đạp, xe Honda của Trương và xe Mobilette của Bình. Nắng nóng, đường xa vất vả khiến chúng tôi hơi mệt nhưng rất vui.
Phía bên họ, cao ráo đều nhau, mặc đồ thi đấu nghiêm chỉnh. Phía chúng tôi “đại diện trường” trông thật thảm hại. Mọi thứ, quần áo, giày vớ, bóng, đều được chắp vá. Trương nghiêm mặt nói trước cả đội:
“Chơi hết mình. Thắng thua gì cũng được. Chúng ta chơi để học.”
Tôi dĩ nhiên là người run rẩy nhất trước đối thủ có vẻ chuyên nghiệp. Nhưng sau tiếng còi vài phút thôi, tôi như được tiêm một liều thuốc kích thích đã linh hoạt, đã cản phá được vài cú chuyền xéo vào vòng cấm địa. Tôi lại là người chuyền xa lên cho thằng Tuấn “ăn cắp gà” ghi hai điểm đầu tiên. Bị chúng tôi tấn công bất ngờ và lắc léo, bên họ hội ý ngay. Phùng Trương nheo mắt với tôi:
“Mày chơi hay quá. Tụi mình ráng lên chơi trận này cho đả.”
Đúng như lời Trương thúc giục. Tôi và cả đội chơi hay hơn bao giờ hết. Sân bóng tốt, tinh thần đi học hỏi, đối thủ lạ và cách chơi biến hoá ngẫu hứng đã giúp chúng tôi thắng họ sát nút 50 / 48. Tuấn vui vì đúng là nó được chơi một trận như là người đại diện cho trường. Bình cũng vui vì đội lớp chúng tôi tự tập mà chơi hay hơn.

Friday, April 27, 2012

DẠY CON- TEACHING KIDS

Ai nấy      cho        rằng việc dạy con là khó.
Everyone thinks    that   teaching kids is hard .
nhưng tôi không tin như vậy
but I         don’t believe so
vì tôi có      một cách riêng      mà đến nay nó còn khá hữu hiệu.
‘cause I have my own way      which has been rather effective.
Tôi  đã viết thư  để bảo nó cố ăn nhiều  cho mau lớn.
I     wrote letters to ask him to eat more to grow up fast.
Nó đã ăn       hết một chén cơm hàng bửa.
He ate            a whole bowl of rice up every meal
Từ Úc trong khỏang 5 tháng,     tôi đã gửi nó 16 bức thư
khi mà nó vừa được 2 tuổi rưỡi.
From Australia, during about 5 months, I sent him 16 letters
when he was just 2 years and a half.
Trong giờ tôi nghỉ giải lao, tôi chợt đã nghĩ ra một cách để dạy nó tiếng Anh.
In        my break time,   I suddenly thought of a way to teach him E.
Tôi đã gọi nó,
I     called him,
“Hello, Canon?”
Thằng bé, hơn 4 tuổi, học Anh Văn khỏang nửa năm, đã trả lời,
He, a bit older than 4, learning English for about half a year, replied.
“Hello, Daddy.”- “Chào Ba”
Tôi hỏi thật tự nhiên,
I asked him naturally,
“What are you doing?”
“Con đang làm gì đó?”
Thằng bé  đã không chần chờ,
The child  didn’t hesitate,
“I’m watching T.V”
 “Con đang xem T.V”
Tôi hỏi tiếp,
I went on,
“What’s your Mom doing?”
“Mẹ con đang làm gì?”
Lần này nó   khựng lại vài giây,
This time he paused a few seconds.
“Tắm…nói sao ba?”
“How to say “tắm” in English, Dad”
“To have a shower.”
Tôi đã nhắc lại câu hỏi và tôi bất ngờ hạnh phúc, khi tôi nghe,
I  repeated the question and suddenly I felt happy when I heard.
She’s having a shower.”
Mẹ con đang tắm.”